Chân dung nhà thiết kế có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến ngành thiết kế công nghiệp- Dieter Rams
H.C Dieter Rams sinh ngày 20/5/1932 tại Hessen, Đức, ông làm việc trong lĩnh vực thiết kế công nghiệp. Quá khứ, ông theo học trang trí và thiết kế nội thất tại trường nghệ thuật Wiesbaden năm 1947, một năm sau ông bỏ học để đi làm lấy kinh nghiệm thực tiễn và hoàn thành chương trình nghề mộc. Ông tốt nghiệp năm 1953 và sau đó làm việc cho một kiến trúc sư tại Frankfurt. Năm 1955, ông được tuyển dụng vào Braun với vai trò là một kiến trúc sư và nhà thiết kế nội thất. Năm 1961 ông trở thành giám đốc thiết kế tại Braun cho đến tận năm 1995.
Ngôn ngữ Đức khi kết hợp những từ đơn lại với nhau nó sẽ tạo ra được một từ mà ý nghĩa của nó cực kỳ hay ho. Ví dụ “Industriekunst” được hợp từ “industrie- công nghiệp” và “kunst- nghệ thuật” nhưng dịch ra tiếng Anh nó chỉ đơn giản là “thiết kế công nghiệp” nhưng điều này sẽ làm giảm đi sự cân bằng, cảm giác quan trọng của yếu tố thẩm mỹ trong các sản phẩm thiết kế mà tiếng Đức biểu đạt. Các nhà thiết kế Đức đầu thế kỉ 20 đã ý thức được sự liên kết giữa khái niệm thực tế và tính thẩm mỹ là tiền đề cho sự sáng tạo. Tuy nhiên một ý tưởng đơn giản như vậy cũng trở thành một thách thức lớn đối với các nhà thiết hiện đại, một lời hứa tọ ra được những thiết kế độc đáo cho người tiêu dùng.
Rams đang làm việc tại Braun khoảng những năm 1970
Rams cũng như những nhà thiết kế khác đã gặp phải thách thức này và buộc phải tìm cách làm cho những thiết kế ngày càng toàn diện hơn. Ông đã nghĩ theo hướng “ít hơn nhưng chất hơn” vì thế mà những gì ông thiết kế hay giám sát thiết kế đều được tối giản hóa đến mức dễ hiểu nhất. Để làm được điều này ông phải nỗ lực rất nhiều, từ bỏ đi cái tôi của nhà thiết kế, sự cạnh tranh của thị trường để đánh vào thị giác và xúc giác của người tiêu dùng.
Mỗi sản phẩm mà ông thiết kế ra luôn ẩn chứa tư cách đạo đức nghề nghiệp của ông. Ông buộc chính mình phải tuân theo kỷ luật, ông phải suy nghĩ kỹ lưỡng để gạt bỏ những điều không quan trọng, tập trung vào cách để sản phẩm có thể tự giải thích chức năng của nó và để người dùng luôn cảm thấy thoải mái.
Với tiêu chí “quay lại với sự đơn giản”, công việc của Rams được coi là một cuộc đấu tranh chống lại sự dư thừa, lãng phí, ô nhiễm và hủy hoại môi trường. Dù đã nghỉ hưu nhưng ông vẫn lên tiếng ủng hộ những giá trị này một cách mạnh mẽ thông qua các bài tiểu luận, phỏng vấn, triển lãm và phim tài liệu- khẳng định thiết kế là để phục vụ chứ không phải chi phối con người, chúng phải giúp ta thỏa mãn, thoải mái để chúng ta có thể chống lại sự khai thác lãng phí vật chất và năng lượng. Ông nói “Chúng ta cần một khuôn khổ mới cho cách cư xử của chúng ta và đó là thiết kế”. Đối với ông “Industriekunst” không chỉ gợi lên sự thích thú, đam mê mà nó còn hướng chúng ta có tư duy đạo đức tốt hơn. Ông được đề cập đến như là một trong 2 cây cầu vĩ đại của thiết kế hiện đại. Nếu những nhà thiết kế trước đây mang nghệ thuật truyền thống vào thiết kế công nghiệp thì Rams lại mang thiết kế công nghiệp đến với gia đình và xã hội.
Một vài sản phẩm trên tổng số hơn 500 sản phẩm mà Rams thiết kế hoặc giám sát thiết kế
Với gần 70 năm trong nghề, bây giờ nhắc đến Rams ngoài những sản phẩm ấn tượng còn là 10 nguyên tắc vàng để tạo nên một thiết kế tốt của ông. Dưới đây là những nguyên tắc đó:
10 nguyên tắc vàng của Rams được đúc kết lại
Thiết kế tốt là cần sáng tạo
Dù sử dụng bất cứ phương tiện nào thì khả năng sáng tạo vẫn luôn là vô tận. Công nghệ phát triển luôn đem đến những cơ hội tạo ra sự đột phá, mới mẻ trong thiết kế. Nhưng lưu ý rằng sự cách tân trong thiết kế luôn đi kèm với sự cách tân của công nghệ và quá trình này thì sẽ tiếp diễn không ngừng.
Giám đốc sáng tạo của Apple Jonathan Ive đã thiết kế sản phẩm được lấy cảm hứng từ sản phẩm của Rams
Thiết kế tốt là trở nên hữu dụng
Khi một sản phẩm đã được mua chắc chắn là để người ta sử dụng, do đó nó phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định không chỉ về mặt tính năng và còn về mặt tâm lý và thẩm mĩ. Một thiết kế tốt sẽ nhất mạnh tính hữu dụng của một sản phẩm và bỏ quả tất cả những yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến tính hữu dụng này.
Chiếc máy cạo râu hiệu Braun này ngoài tính hữu dụng còn có tính thẩm mỹ cao
Thiết kế tốt là phải mang tính thẩm mỹ
Chất lượng thẩm mỹ là điều không thể thiếu để làm nên giá trị của nó, những sản phẩm ta dùng hàng ngày tác động và ảnh hưởng lớn đến cách cư xử của chúng ta với chính bản thân và những người xung quanh. Ai cũng thích xài hàng đẹp, hàng chất lượng chứ ai muốn dùng hàng không tốt bao giờ.
Chiếc máy sấy tóc HLD4 có cách chọn màu độc đáo và nó giúp phản ánh nên tính cách của chủ nhân
Thiết kế tốt là phải làm cho sản phẩm trở nên dễ hiểu
Tự bản thân thiết kế phải nói lên được kết cấu của sản phẩm. Tốt hơn một bậc, nó có thể giúp sản phẩm "nói" với người dùng về bản thân nó. Và ở mức tốt nhất, thiết kế sẽ giúp sản phẩm tự giải thích với người dùng về công năng và mọi thứ có liên quan tới nó. Như lời Dieter Rams, nếu có một sản phẩm có khả năng vượt qua những rào cản về thời gian, ngôn ngữ, giáo dục, văn hóa thì chúng ta có thể nói rằng nó là "một sản phẩm dễ hiểu".
Thiết kế của chiếc radio giúp chúng ta biết được nút nào xoay để chỉnh tần số,
nút nào để chỉnh âm lượng mà thậm chí còn không cần phải nhìn vào các dòng chữ chú thích
Thiết kế tốt là không phô trương
Sản phẩm dùng để phục vụ một mục đích nào đó thì lại giống như các công cụ. Chúng không được mua về để trang trí, cũng chẳng phải là tác phẩm nghệ thuật gì cả. Nói cách khác, thiết kế phải giúp người dùng tập trung hoàn toàn vào việc sử dụng sản phẩm một cách hiệu quả nhất chứ không phải dành nhiều giờ liền thắc mắc và suy nghĩ xem sản phẩm này được tạo ra bằng cách nào. Thiết kế phải trung tính và có những mặt giới hạn nhất định.
Chiếc loa này không có gì là cầu kỳ cả, nó cực kỳ đơn giản, không cầu kỳ, phô trương
và nó cũng được cho là nguồn cảm hứng tạo ra Imac của Apple
Thiết kế tốt là trung thực
Thiết kế không được làm cho một sản phẩm trở nên mới lạ, mạnh mẽ hay giá trị hơn những gì nó vốn có. Nhà thiết kế phải làm sao để người dùng cảm thấy rằng thiết kế này hoàn toàn xứng đáng với sản phẩm, không nói quá lên, và cũng không "thất hứa" với người dùng.
Những chiếc may xay cà phê hiệu Braun này vẫn được khá nhiều người sử dụng
Thiết kế tốt là phải trường tồn với thời gian
Một thiết kế tốt nên tránh chạy theo xu hướng không sẽ rất dễ bị lỗi thời, lạc hậu. Những bản thiết kế không theo xu hướng có thể tồn tại được rất nhiều năm ngay cả khi xã hội ngày nay không còn dùng nữa.
Chiếc Braun Rallye hay Sixtant Color được ra mắt năm 1971 nhưng dường như nó chẳng bao giờ là lỗi mốt cả
Thiết kế tốt là phải tỉ mỉ đến từng chi tiết
Việc thiết kế không được làm tùy hứng và ta cũng chẳng có cơ hội nào để sửa đổi cả. Do đó, cẩn thận và chính xác trong từng chi tiết thiết kế chính là cách bày tỏ sự tôn trọng đối với khách hàng của một nhà thiết kế.
Dù thiết kế vô cùng đơn giản, không có quá nhiều chi tiết nhưng Rams vẫn cẩn thận dù là chi tiết nhỏ nhất
Thiết kế tốt là thân thiện với môi trường
Việc thiết kế đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của môi trường. Thiết kế tốt phải giúp tiết giảm nguồn tài nguyên mà một sản phẩm sẽ sử dụng trong suốt vòng đời của nó, đồng thời cắt giảm những ảnh hưởng xấu đến môi trường. Chúng ta có thể thấy nguyên lý này thông qua việc các hãng sản xuất ngày nay chú trọng đến việc sử dụng những vật liệu thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng. Các sản phẩm điện tử hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng thủy ngân, vốn là một chất gây độc. Ngoài ra, thiết kế tốt cũng không được "đầu độc" môi trường xung quanh về khía cạnh thị giác, tức là không được làm xấu đi những gì đang có xung quanh sản phẩm.
Chiếc bàn đơn giản này giúp tiết kiệm được một diện tích đáng kể
Thiết kế tốt là càng đơn giản càng tốt
Thiết kế đơn giản nhưng phải làm cho mọi thứ trở nên tốt hơn, không phải là làm nó khó sử dụng hơn. Sự tối giản sẽ giúp tập trung vào những khía cạnh cơ bản và quan trọng, nhờ vậy mà người dùng và sản phẩm sẽ không bị chôn vùi trong một đống những chi tiết dư thừa. Theo Dieter Rams nói thì thiết kế cần "ít hơn nhưng chất hơn” hay “quay về với sự thuần khiết, quay về với sự đơn giản".
Chiếc loa L2 bên dưới do Rams thiết kế cho hãng Braun hồi năm 1958
Ông đã áp dụng nguyên tắc này để tạo ra chiếc kệ 606 Universal có khả năng tháo lắp linh hoạt nhưng cũng vô cùng đơn giản