9 điều mà các nhà thiết kế không bao giờ thừa nhận

Các nhà thiết kế có những bí mật mà họ không bao giờ muốn lộ ra ngoài, những điều mà hầu hết họ đều làm nhưng không hề muốn thừa nhận. Giờ đây chúng tôi sẽ tiết lộ chúng cho bạn. Hãy đọc xem và cho chúng tôi biết nếu như có bất cứ điều gì khác bị bỏ qua ở phần bình luận nhé.

 

 

01. Cuỗm vặt đồ dùng

 

9-dieu-ma-cac-nha-thiet-ke-khong-he-muon-thua-nhan-01 

 

Hãy để mắt đến cái bút của bạn, đó là thứ mà các nhà thiết kế luôn khao khát

 

 

Nếu bạn có một chiếc bút đẹp và cho một nhà thiết kế mượn, thì hãy chuẩn bị tinh thần là bạn sẽ không thể lấy lại nó. Khả năng tương tự với cả bút chì, giấy và màu vẽ; những tài liệu truyền cảm hứng như sách báo, tạp chí; những bao bì thiết kế hay những mẫu đồ nội thất…

 

Về cơ bản, nếu một đồ dùng của bạn trông có vẻ ổn và có thể di động, bạn cần chắc chắn rằng nó được giữ cố định. Tất nhiên là chúng tôi không bảo tất cả nhà thiết kế đều là tội phạm, chỉ là họ rất “giỏi gom đồ”.

 

 

02. Thói quen trì hoãn

  

9-dieu-ma-cac-nha-thiet-ke-khong-he-muon-thua-nhan-02

 

Khi deadline đang ập đến, không gì quan trọng hơn là sắp xếp lại giá sách của bạn

 

 

Một sự trì hoãn nhất định là cần thiết cho quá trình thiết kế. Sử dụng có mục đích thời gian để suy ngẫm và khám phá những ý tưởng và concept khác nhau trước khi bàn giao một bản thiết kế hoàn chỉnh và mô hình đó có thể giúp truyền đạt và xác định ý tưởng, kết quả là một sản phẩm cuối cùng tốt hơn nhiều.

 

Nhưng cũng phải nhắc lại, liệu chúng ta có thực sự cần sắp xếp lại những bản sao của các tác phẩm trên máy tính bằng cách đánh số chúng, phân loại những chiếc bút sharpie thành một dãy màu cầu vồng, và đọc hết một lượt tất cả bài viết trên mỗi blog thiết kế trước khi bắt đầu làm việc?

 

 

03. Thất hứa

 

9-dieu-ma-cac-nha-thiet-ke-khong-he-muon-thua-nhan-03

 

Thời gian là kẻ thù khiến chúng ta có xu hướng hứa nhiều, làm ít

 

 

Quá trình sáng tạo không phải lúc nào cũng vận hành trơn tru. Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta có xu hướng hứa hẹn về những bản mô phỏng thiết kế hoàn chỉnh với 3 phiên bản trong ngày hôm sau – chỉ để sau đó nhận ra rằng chúng ta đã không cho mình đủ thời gian để thực hiện một sản phẩm tốt.

 

Dĩ nhiên là vấn đề này không chỉ giới hạn cho các nhà thiết kế, nhưng bởi vì quá trình thiết kế tự nó đã liên hệ một chút với sự trì hoãn có mục đích (ở điều 2), nên sẽ không thể luôn dự định chính xác thời gian bao lâu để phát triển một giải pháp khả thi cho một vấn đề thiết kế.

 

 

04. Sử dụng những phương pháp thiết kế thời thượng hơn là phát triển một mô hình mới

 

9-dieu-ma-cac-nha-thiet-ke-khong-he-muon-thua-nhan-04

 

Chúng ta có thể không đi theo kiểu thời trang này – nhưng chúng ta rất nhanh nhạy với các xu hướng khác

 

 

Cũng như với bất kỳ lĩnh vực nghệ thuật nào, thế giới thiết kế cũng có những xu hướng và trào lưu. Những điều làm nên một xu hướng chính là khuynh hướng để các nhà thiết kế làm theo nhau, và phản ánh bản sắc được phổ biến gần đây.

 

Hầu hết chúng ta đều không thích thừa nhận điều đó bởi nó cho thấy chúng ta đang áp dụng một cách tiếp cận mang tính công thức cho những sáng tạo của mình. Dĩ nhiên, điều này không hẳn đúng với trường hợp khi chúng ta biết áp dụng nó một cách hiệu quả và vẫn còn một số lượng lớn những yếu tố sáng tạo được yêu cầu đưa vào. Tuy nhiên, nó là một cái gì đó chúng ta không dễ dàng thừa nhận.

 

 

05. Ghét công việc của chính mình

 

9-dieu-ma-cac-nha-thiet-ke-khong-he-muon-thua-nhan-05

 

Chúng ta vẫn thường thầm nghĩ rằng công việc của mình chính xác là một bãi rác

 

 

Đối với những nhà thiết kế, những chỉ trích lớn nhất thường đến từ chính chúng ta. Trong thực tế, trạng thái tự nhiên trong đầu chúng ta là tin rằng chúng ta không xứng đáng đứng ở vị trí hiện tại, rằng công việc của mình thật xoàng xĩnh, và rằng một ngày nào đó những nhà thiết kế chân chính sẽ tìm ra chúng ta.

 

Sự thiếu tự tin vào khả năng của mình, và một phức cảm tự ti nhất định (ít nhất là về công việc) là gần như một điều hiển nhiên trong nghề này, mặc dù hầu hết chúng ta sẽ không thừa nhận những suy nghĩ bí mật này. Nó được coi là một dấu hiệu của sự yếu đuối, vì vậy chúng ta che giấu nỗi sợ hãi ấy đi.

 

 

06. Làm việc trong trạng thái mơ màng

 

9-dieu-ma-cac-nha-thiet-ke-khong-he-muon-thua-nhan-06

 

Nếu bạn chưa bao giờ làm việc cả ngày mà không có chút áp lực nào, bạn không phải là một nhà thiết kế đích thực

 

 

Trong một vài trường hợp, thuật ngữ “nhà thiết kế đồ họa tại gia” đã trở thành một ngôn ngữ ám chỉ những người không bận tâm đến việc mặc quần áo, vật vờ cả ngày trong bộ đồ ngủ và vệ sinh cá nhân một cách qua loa.

 

Chúng ta không đồng ý với tất cả những điều trên. Nhưng có lẽ không một cá nhân nào trong chúng ta chưa từng làm việc cho một dự án ở nhà cả một ngày dài trong bộ đồ ngủ của mình. Và điều đó hoàn toàn ổn… cho tới khi bắt đầu có những cuộc trao đổi với khách hàng qua Skype trong bộ dạng mơ ngủ, chúng ta mới nhận ra mình có vấn đề.

 

 

07. Mua một sản phẩm vì bao bì của nó nhiều hơn là vì những gì bên trong nó

 

9-dieu-ma-cac-nha-thiet-ke-khong-he-muon-thua-nhan-07

 

Bạn không hẳn thích vodka. Nhưng bạn vẫn muốn mua nó

 

 

Đi dọc một lối đi trong siêu thị, một món hàng lọt vào tầm mắt chúng ta – không phải vì chúng ta cần nó, thậm chí đó là Trà bụi đỏ đi nữa. Mà là vì nó có cái hộp rất thu hút sử dụng phông chữ đẹp và màu sắc táo bạo.

 

Nó cũng không giới hạn với những túi trà rẻ nữa. Một nhà sản xuất đồ dụng nhà bếp nổi tiếng có một loạt sản phẩm không quá thực tế và trông rất đẹp, và nhiều người trong chúng ta chia tay với tiền của mình hoàn toàn dựa trên hình thức hơn là chức năng.

 

 

08. Thêm thắt vào các biển bảng, hoặc đặt những dấu nháy nguệch ngoạc vào sai chỗ

 

9-dieu-ma-cac-nha-thiet-ke-khong-he-muon-thua-nhan-08

 

Không thể… cứ thể mà đi qua được… phải… viết đúng…chứ…

 

 

Giống như sở thích của một học sinh ngày xưa là thêm một “i” vào giữa cụm ‘To Let sign’, chúng ta có xu hướng chỉnh sửa các dòng chữ theo cách của riêng mình hoặc cải tiến chữ ký, sách, điểm bán hàng hoặc thậm chí cả graffiti.

 

Không phải là hiếm khi chúng ta mới thấy những dấu nháy bị gạch chéo đi, và một số nhà thiết kế thậm chí còn phải sử dụng các dịch vụ như Moo.com với mục đích là cung cấp hiệu chỉnh dấu chấm câu theo phong cách guerrilla cho những biển hiệu đường phố.

 

 

09. Hiểu rõ về hệ màu Hexadecimal, RGB, CMYK hay Pantone

 

9-dieu-ma-cac-nha-thiet-ke-khong-he-muon-thua-nhan-09

 

Đâu là từ Tiếng Anh dành cho #cc0009a?

 

 

Hỏi những người trên đường về màu sắc họ yêu thích, và bạn có thể nhận được câu trả lời với hàng dài các thể loại màu đỏ, xanh lá cây hoặc xanh da trời. Nhưng khi hỏi những người trong chúng ta, bạn sẽ nhiều khả năng hơn nhận được câu trả lời như là Pantone 1795 hay #cc0009a. Điều này không có nghĩa là chúng ta đang cố tình sử dụng một hệ thống phức tạp để mô tả màu sắc. Chúng ta chỉ muốn sự chính xác …

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *