Trong bài viết này, chúng tôi xin được trích dẫn cách sáng tạo nên một logo cho một công ty xây dựng tên “Complete Revamp” của designer Alan Lee. Các thông tin về công ty như sau:
“Một công ty cỡ trung bình đang trong giai đọan phát triển với thông điệp “chuyên nghiệp, đáng tin cậy, khéo léo, đầy năng lựơng, dẫn đầu, và luôn nhiệt huyết trong những giải pháp sáng tạo mang tính chuyên môn hóa. Ngòai ra công ty cũng muốn truyền đạt đến cho khách hàng sự tin cậy khi làm việc với họ. Màu sắc ưa thích là màu kim lọai, ví dụ vàng hay thép. Font chữ nên hiện đại và dễ đọc.
Đối tượng khách hàng:
Chủ nhà hàng, shop, nhà kho… trong nội và ngọai ô thành phố Melbourne. Những nhà thiết kế và kiến trúc sư công trình đang tìm kiếm một công ty để thực hiện những bản thiết kế độc đáo.”
Bước 1: Xác định vấn đề và mục đích
Bạn nên bắt đầu bằng việc tiếp nhận các thông tin thực sự cần thiết và hiểu rõ vấn đề của khách hàng, từ đó xác định mục tiêu – đây là yếu tố quan trọng nhất để bắt đầu thiết kế logo.
Những câu hỏi như: “Công ty của bạn khác biệt như nào so với các đối thủ?” , “Từ khóa nào sẽ mô tả chính xác nhất logo của bạn?” hoặc “Loại logo nào sẽ đặc biệt hấp dẫn bạn?” sẽ giúp bạn và doanh nghiệp khách hàng hiểu rõ mong muốn của nhau hơn.
Trong tình huống công ty xây dựng Complete Revamp, nhà thiết kế xác định đối tượng ở đây là 1 công ty đang phát triển, mục đích thiết kế logo phải truyền tải được thông điệp là sự tin cậy đến với khách hàng, logo đó có màu kim loại (vàng hoặc thép) và font chữ nên "hiện đại và dễ đọc".
Bước 2: Nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu công ty khách hàng và cả những đối thủ cạnh tranh của họ sẽ tạo cho bạn có 1 tầm nhìn bao quát về thị trường khách hàng đang hoạt động, đồng thời hiểu được thông điệp mà logo muốn truyền tải.
Nhà thiết kế Alan Lee đã nghiên cứu logo của các công ty đối thủ và công ty cùng ngành và rút ra rằng mẫu logo của một công ty chuyên về sửa chữa và làm mới phải mang tính mạnh mẽ, dứt khóat để truyền tải đuợc đúng tính chất của một công ty xây dựng.
Bước 3: Tìm nguồn cảm hứng
Bạn nên xem qua một vài quyển sách thiết kế logo hoặc các triển lãm logo online để làm phong phú thêm dòng suy nghĩ của mình. Những lúc rảnh rỗi, bạn có thể tập trung trau dồi kỹ năng của mình, cách này sẽ giúp bạn luôn giữ được cảm hứng khi tiếp cận 1 dự án mới
Bước 4: Phác thảo và tư duy sắp xếp
1 lời khuyên cho các nhà thiết kế là không nên bước ngay vào làm việc với máy tính. Bạn nên đưa những ý tưởng và suy nghĩ của mình ra giấy, điều này sẽ giúp tư duy bạn đi theo đúng hướng và đưa ra nhiều ý tưởng nhất có thể. Kỹ thuật mind mapping có thể trợ giúp khám phá và phát triển chủ đề, cũng như tìm ra keyword cho logo của bạn.
Ví dụ ý tưởng phác thảo của nhà thiết kế Alan Lee như sau:
"Tôi sử dụng bản giấy vẽ cho thiếu nhi vì chất liệu của chúng mềm mại hơn, gần với màu tự nhiên hơn so với giấy in trắng khổ A4. Mặt khác, tôi không thích cảm giác làm việc “văn phòng” và màu sắc tươi sáng của lọai giấy kiểu này.
Ở điểm này tôi sẽ liệt kê mọi yếu tố có thể phù hợp để truyền tải ý tưởng, cố gắng để phát thảo trong đầu những hình ảnh liên quan đến chủ đề và liên kết chúng lại với nhau.
Sau khi cân nhắc, tôi chọn mô hình những khối đồ chơi bằng gỗ cho trẻ em để dựa theo đó mà thiết kế. Tôi dùng Google để tham khảo thêm một số mẫu và tìm ra nguồn cảm hứng cho mình.
Tôi chọn lọc ra một vài góc cạnh để từ đó phát triển ý tưởng lên. Cá nhân tôi thích in chúng ra và đính lên bảng vẽ, hơn là xem trực tiếp trên màn hình.
Cuối cùng, tôi cũng đã tìm được một dạng khối hình vòm thích hợp để mô phỏng chữ cái “C”, và một dạng khối hình vuông và tam giác nhìn giống chữ cái “R”.
Với hình dáng được phát triển trên, tôi nghĩ nó cũng sẽ rất tuyệt khi được thực hiện trên màn hình, cũng như trên bản thảo. Lý thuyết của tôi là bạn càng dành nhiều thời gian để phác thảo, thì kết quả cuối cùng khi bạn áp dụng vào đồ họa càng mỹ mãn"
Xem tiếp: 8 bước thiết kế 1 logo thành công (P.2)