Michelangelo di Lodovico Buonarroti Simoni (sinh ngày 6 tháng 3 năm 1475, mất ngày 18 tháng 2 năm 1564), thường được gọi là Michelangelo, là một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà thơ và kỹ sư thời kỳ Phục hưng Ý. Sự uyên bác của ông trong các lĩnh vực đạt tới tầm mức khiến ông được coi là một người xứng đáng với danh hiệu nhân vật thời Phục hưng, cùng với Leonarda da Vinci, Raphael và Titian (Tiziano Vecelli)
Michelangelo đã để lại cho nhân loại vô vàn kiệt tác nghệ thuật. Mỗi năm có hàng triệu du khách tới Ý để chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật của ông.
Với bức tượng điêu khắc David đầy mẫu mực cùng tác phẩm kiệt xuất trên trần nhà nguyện Sistine, Michelangelo đã tạo dựng tiếng vang nhất định trong giới. Tên gọi II Divino (con người siêu phàm) đã thể hiện mức độ yêu thích của công chúng đối với ông, bên cạnh đó, sự thành công của ông là rất đáng chú ý bởi đương thời, các nghệ sĩ không mấy hứng thú với danh vọng và tiền tài. Thực tế, Michelangelo là họa sĩ phương Tây đầu tiên cho xuất bản cuốn tiểu sử khi còn sống.
Trong hàng thế kỷ, chúng ta luôn ngưỡng mộ tài năng của người nghệ sĩ tài ba này, tuy nhiên, bên cạnh đó, cuộc sống cá nhân của ông cũng thú vị không kém. Trong suốt thế kỷ 16, ông đã định hình hội họa và văn hóa Ý, đặt nền móng cho sự phát triển của thế hệ họa sĩ về sau. Hãy cùng tìm hiểu về Michelangelo, người từng viết, “Nghệ thuật phản ánh vẻ đẹp tột cùng”.
1. Ông lần đầu nhận được sự chú ý bởi việc lừa lọc.
Là một nhà điêu khắc trẻ, Michelangelo nhận được sự chú ý của các nhà môi giới nghệ thuật nổi tiếng vì đã giao bán tác phẩm của mình dưới nhãn mác là đồ cổ từ thời Hy Lạp cổ đại. Vào năm 19 tuổi, Michelangelo khắc tạc bức tượng Sleeping Cupid, sau đó ông hợp tác với một thành viên thuộc dòng họ nổi tiếng Medici để khiến bức tượng nhìn như một món đồ cổ. Nhà điêu khắc thậm chí còn chôn bức tượng thạch cao nhằm tạo hiệu ứng sờn cũ. Nhờ mánh khóe này, Michelangelo đã thành công bán được sản phẩm với mức giá hời. Tuy nhiên, ông cũng đồng thời nhận được sự chú ý của một nhà sưu tầm nghệ thuật danh tiếng. Trong thời kỳ phục hưng Ý, giả mạo đồ cổ không phải việc làm xấu xa, ngược lại, nó phản ánh tài năng xuất chúng. Bởi vậy, khi Cardinal Raffaele Riario phát hiện tác phẩm mình mua là đồ giả mạo, ông không hề tức giận mà đã mời Michelangelo tới La Mã làm việc cho ông. Đây chính là sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong sự nghiệp nghệ thuật của Michelangelo.
2. Ông từng là một nhà thơ
Có thể nói, Michelangelo là một nhà nghệ sĩ đa tài, ông không chỉ được biết tới với cương vị là một nhà điêu khắc tài ba mà còn là một họa sĩ kiêm kiến trúc sư xuất chúng. Ngoài ra, thiên phú thơ ca của Michelangelo cũng được đón nhận rộng rãi. Các bài thơ của ông thường được viết dưới hình thức một lá thư, đề cập tới tình bạn cùng những chiêm nghiệm về tình yêu-tới cả hai đối tượng giới tính. Vì lý do này, khi được xuất bản vào thế kỷ 17, giới tính nhân vật trong thơ ông đã được thay đổi. Về sau các bản dịch tiếng Anh đã hoàn toàn trung thành với bài thơ gốc, bao gồm các chi tiết như đại từ nhân xưng. Tác phẩm thơ ca của Michelangelo rất được yêu thích vào thời kỳ Victoria. Tập thơ “Poems and Letters” của ông bao gồm tuyển tập các bài thơ ông viết về chủ đề tình yêu và tôn giáo.
3. Tác phẩm điêu khắc thành công nhất của ông được khắc tạc từ một khối đá cẩm thạch bỏ đi.
Bức tượng điêu khắc cao 518.16 cm là một biểu tượng của nghệ thuật Ý thời Phục hưng, là tác phẩm tô điểm cho nhà thờ lớn Florence. Từ xa, kích cỡ lớn khiến nó vô cùng bắt mắt. Tuy vậy, tạc tượng từ một khối đá cẩm thạch không phải một nhiệm vụ dễ dàng, bởi sự đắt đỏ và tính chất dễ rạn nứt của nó. Bản thân khối đá dùng để tạc tượng David cũng có nguồn gốc vô cùng thú vị.
Khối đá này có tên gọi ‘Khổng lồ’ bởi kích cỡ của nó. Ban đầu, nó được ủy thác cho một nghệ nhân khác với nhiệm vụ thiết kế tác phẩm nghệ thuật trang hoàng cho nhà thơ. Bởi một lý do nào đó, người nghệ sĩ đó đã không tiến hành công việc và tảng đá cứ thế nằm không trong sân nhà thơ trong khoảng 40 năm. Sau này, người ta quyết định đem vứt nó đi. Khi đó có rất nhiều nghệ sĩ, bao gồm Leonardo da Vinci, tới để kiểm nghiệm khối đá cẩm thạch và nhà điêu khắc trẻ 26 tuổi Michelangelo chính là người được giao phó khối đá ‘Khổng lồ’.
4. Ông không thích ký tên lên tác phẩm của mình
Có một điều thú vị là Michelangelo chỉ ký tên lên duy nhất một tác phẩm trong suốt cuộc đời mình. Sau khi chuyển tới Hy Lạp, ông được yêu cầu thực hiện tác phẩm ‘The Pietà’. Tác phẩm khắc họa nét đau khổ của đức mẹ đồng trinh Mary trước cái chết của chúa Giê su, người đang nằm trong vòng tay của mẹ. ‘The Pietà’ được hoàn thành vào năm 1499 và hiện tại đang được lưu giữ tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô. Để thể hiện niềm kiêu hãnh về tác phẩm, Michelangelo đã khắc tạc một dải khăn vắt qua ngực đức mẹ đồng trinh, với dòng chữ “MICHAELA [N] GELUS BONAROTUS FLORENTIN [US] FACIEBA [T] (Một tác phẩm của Michelangelo, người dân xứ Florence).” Giorgio Vasari, người ghi chép tiểu sử của Michelangelo cho rằng người nghệ sĩ ký tên lên tác phẩm là do ông nghe nói một vài kẻ ghen tị gán đã tác phẩm của ông cho một nghệ sĩ khác. Thực tế, sau này Michelangelo vô cùng hối hận về hành động này, ông đã thề sẽ không bao giờ ký tên lên tác phẩm một lần nữa.
Thay vào đó, danh họa đã tìm những cách thức khác thể hiện chủ quyền. Trong một vài bức họa của ông bao gồm các tác phẩm chân dung tự họa mang tên ‘The Last Judgement’, khuôn mặt của người họa sĩ được dùng để phác họa lớp da thánh Bartholomew.
5. Michelangelo thực chất không phải một người dễ gần
Là một người theo chủ nghĩa hoàn hảo với tiềm năng sáng tạo vô hạn đã đem lại danh tiếng, giúp Michelangelo trở thành một trong những nghệ sĩ đắt giá nhất đương thời. Tuy nhiên, chính điều này cũng khiến nhiều người bực dọc. Không giống những họa sĩ hòa nhã như Raphael với tác phẩm trứ danh ‘School of Athen’, Michelangelo không phải là một người dễ gần. Điều này một phần lý giải vì sao ông không có một đội ngũ trợ lý như các nghệ sĩ lúc bấy giờ, mà ngược lại, ông lại tự mình đảm nhiệm mọi công việc.
Điều này cũng lý giải vì sao ông không hề do dự chống lại bất cứ ai có ảnh hưởng tiêu cực tới năng lực sáng tạo của mình, bao gồm Giáo hoàng Julius II, người đã ép buộc nhà điêu khắc tiến hành bức vẽ trên trần nhà nguyện Systine thay vì tập trung hoàn thiện khắc phẩm lăng tẩm. Sau khi chuyển tới thành phố Florence (Ý), Michelangelo muốn xóa bỏ mọi áp lực trước đó. Ông viết, “Hiện giờ nếu ai muốn tiến hành giao dịch với tôi sẽ phải chuyển tiền đặt cọc tới Florence, tất nhiên, tôi sẽ cho họ biết địa chỉ cụ thể. Ngoài ra, tôi còn rất nhiều tác phẩm cần phải hoàn thành tại Carrara mà lẽ ra tôi đã mang tới cùng các tác phẩm tại Hy Lạp. Kể cả nếu điều này có thể gây bất lợi cho tôi, tôi cũng không hề quan tâm bởi điều quan trọng là tôi được làm việc tại quê nhà của mình.”
Loại bỏ Michelangelo không phải một hành động khôn ngoan. Khi một ủy viên tài phán của giáo hội công khai chỉ trích chê bai tác phẩm nổi tiếng ‘Last Judgement fresco’ của người họa sĩ, ông đã vô cùng bất mãn. Để trả thù, trong tác phẩm cuối đời của mình Michelangelo đã khắc họa khuôn mặt của tên giáo sỹ với thân hình của thần chết Minos.
Sinh vật thuộc về địa ngục này là kẻ phán xét cái chết, được phác họa với đôi tai của con lừa bên cạnh hình ảnh một con rắn đang cắn nuốt bộ phận sinh dục của hắn. Mặc dù tên giáo sĩ đã tố cáo lên giáo hoàng, ông chỉ đơn giản nói rằng quyền hạn của giáo trưởng không bao gồm địa ngục.
6. Mặc dù là một người cuồng công việc, mọi nỗ lực của Michelangelo đều được đáp trả thích đáng
“Rất nhiều người và bản thân tôi cũng tin rằng tôi sinh ra là một người nghệ sĩ. Mặc dù tuổi đã già, tôi không hề muốn từ bỏ công việc; tôi làm việc để đền đáp lại tình yêu của chúa và tôi đặt toàn bộ niềm tin vào ông.”
Michelangelo qua đời ở độ tuổi 88. Mặc dù đã già yếu, ông cũng không ngừng làm việc và đã dành những năm cuối đời thiết kế Vương Cung Thánh Đường Thánh Phê rô. Khi không thể tới công trình được nữa, ông thường gửi những tấm ghi chú cho các nhân viên và kỹ sư xây dựng. Dành phần lớn thời gian cho công trình kiến trúc nhưng Michelangelo cũng không bỏ bê công việc điêu khắc. Thực tế, 6 ngày trước khi qua đời, ông vẫn vẫn đang trong qua trình hoàn thiện bức tượng Rondanini Pietà, hiện nay được trưng bày tại Milan.
Là một nghệ sĩ thiên tài với tuổi nghề cao, không đáng ngạc nhiên khi Michelangelo để lại số tài sản khổng lồ sau khi chết. Ông hợp tác với chín nhà thờ công giáo khác nhau, một minh chứng rõ nét cho tài năng xuất chúng của người nghệ sĩ bởi phần lớn giáo trưởng đều muốn thay đổi nghệ sĩ thiết kế khi họ lên cầm quyền. Sau khi chết, Michelangelo để lại số tài sản trị giá 50,000 đồng Florins – tương đương $35 tới $50 triệu đô la ngày nay. Thú vị thay, sinh thời, Michelangelo lại không muốn phô trương sự giàu có của mình. Người ta đồn rằng ông ghét tắm gội và rất hãnh diện với lối sống khiêm tốn của mình.
TỔNG HỢP/MAI ANH/DESIGNS.VN