5 tips đơn giản để cải thiện mối quan hệ giữa khách hàng và nhà thiết kế

Hiếm khi có một mối quan hệ kinh doanh tốt, và mối quan hệ giữa nhà thiết kế và khách hàng cũng không phải là ngoại lệ. Designs.vn hôm nay gửi đến bạn 5 tips đơn giản để cải thiện mối quan hệ giữa khách hàng và nhà thiết kế!

  

 

Đừng e ngại khi phải nói không

 

Chắc chắn rằng bạn có thể gặp phải nhiều khách hàng đòi hỏi bạn phải dành nhiều thời gian và nỗ lực hơn giá trị mà họ mang đến cho bạn. Nếu bạn có thời gian , năng lượng, và nguồn nhân lực theo ý mình thì đừng e ngại hãy bắt tay vào những dự án mới và phát triển việc kinh doanh của bạn . Tuy nhiên , nếu như bạn không có những nguồn này (hoặc những nguồn này của bạn vẫn còn hạn chế), thì không nên đặt một gánh nặng không cần thiết lên chính bạn hoặc nhóm của bạn để tạo ra một sản phẩm cuối cùng tuyệt vời trong khi kiệt sức. Nếu như bạn quá cam kết về chính bản thân mình. Sau đó lại không thể dành hết thời gian và nỗ lực cần thiết cho công việc, khiến cho khách hàng của bạn không hài lòng thì có khả năng họ sẽ bỏ đi.

 

quanhe_khachhang_nhathietke_2

 

Công việc có thể rất hấp dẫn hoặc có lợi cho bạn và nhóm của bạn, nhưng nếu như bạn biết rằng bạn không thể xử lý công việc vào thời điểm đó , thì tốt hơn hết bạn nên nói “không”  hơn là việc mạo hiểm danh tiếng và thương hiệu của bạn. Tốt nhất hoặc là bạn sẽ làm dự án đó sau hoặc bạn và nhóm của bạn sẽ phải làm việc quá sức trong khi vẫn đảm bảo  hoàn thành tốt công việc hiện tại. Tốt hơn cả là bạn nên từ chối một cách lịch sự và đề nghị lần sau sẽ làm – những khách hàng tiềm năng sẽ tôn trọng bạn và có khả năng lần sau sẽ gọi lại cho bạn.

 

 

Nói ra tất cả mọi thứ

 

quanhe_khachhang_nhathietke_3

 

Rất nhiều vấn đề mà một mối quan hệ có thể tránh được nếu như cả 2 bên đều thừa nhận rằng họ không phải là những người có thể đọc được suy nghĩ của người khác để hiểu những nhu cầu của người khác. Điều này rất đúng với mối quan hệ giữa nhà thiết kế và khách hàng: bất kể một nhà thiết kế có nghĩ rằng họ hiểu những chỉ dẫn của khách hàng tốt đến đâu thì họ cũng sẽ vẫn bỏ lỡ một vài điều bởi vì khách hàng không cho rằng nhà thiết kế cần thông tin chắc chắn hoặc họ cho rằng thông tin như vậy là đủ rồi. Bằng một vài câu hỏi đơn giản, bạn có thể nhận thấy việc thảo luận sẽ giải quyết những điều bạn chưa chắc chắn mà chúng có thể dẫn đến rất nhiều vấn đề và gây lãng phí thời gian. Đây là một vài ví dụ:

– Mục đích cuối cùng của thiết kế này là gì?

– Bạn đang cố gắng đưa thiết kế này hướng đến ai?

– Thiết kế này sẽ được sử dụng như thế nào (tờ rơi, website hay biển quảng cáo)?

– Tôi có thể có bao nhiêu thời gian để làm nó?/ Bạn muốn chi bao nhiêu cho thiết kế này?

 

Cũng tương tự như thế, nếu như bạn thấy bất kì vấn đề hay khó khăn gì thì hãy thỏa thuận chi tiết với họ trước khi bắt đầu công việc. Trong rất nhiều trường hợp, đàm phán có nghĩa là cho khách hàng biết bạn cần được tự do trong công việc của bạn để có thể tạo nên một thiết kế thành công. Bạn cần phải chắc chắn rằng bạn có thể hiểu khách hàng nhiều nhất có thể và họ mong đợi gì từ bạn trước khi bạn bắt đầu công việc.

 

 

Tạo một tiến trình làm việc

 

Đơn giản, tiến trình là cách bạn tổ chức những suy nghĩ và công việc để bạn có thể làm việc hiệu quả hơn. Tiến trình làm việc của bạn không cần phải quá chi tiết hay cụ thể, nhưng nó cần phải chạm đến được mọi khía cạnh của việc bắt đầu, tiến hành và bàn giao dự án của bạn cho khách hàng. Vậy tiến trình trông như thế nào? Đây là một vài ví dụ chung khi nhận được một yêu cầu dự án:

– Xác nhận các chi tiết dự án (ngày bàn giao, chi phí vv)

– Xác định mọi khía cạnh của dự án.

– Đưa ra các nhiệm vụ của bạn và ủy nhiệm cho những người khác với những hướng dẫn cụ thể

– Tạo một bản thảo để duyệt lại

– Ý kiến phản hồi từ khách hàng

– Điều chỉnh dựa trên phản hồi của khách hàng

– Hóa đơn khách hàng

– Kiểm tra lại sản phẩm trong vòng 6 tháng

 

quanhe_khachhang_nhathietke_4

 

Việc lập ra một tiến trình công việc như thế này giúp bạn có thể biết chính xác mình đang ở giai đoạn nào, và giúp cho bạn đi đúng hướng. Ngoài ra bạn cũng có thể chỉ cho khách hàng thấy chi tiết về tiến trình làm việc, và có rất nhiều khách hàng đánh giá cao việc này.

 

 

Nhận phản hồi

 

Trước khi đưa sản phẩm thiết kế của bạn cho khách hàng thì hãy để một vài người khác xem thiết kế của bạn và chỉ trích nó.

 

Nhận phản hồi từ đúng người

 

Không phải tất cả những chỉ trích đều giống nhau. Một vài trong số đó giá trị, một vài nhận xét thì bình thường, những nhận xét còn lại có thể làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi. Vì vậy, bạn cần phải chọn những người đưa ra phản hồi cẩn thận. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn chỉ nhận những phản hồi từ những nhà thiết kế hay những người chuyên nghiệp khác trong lĩnh vực của bạn. Đôi khi, ý kiến của những người ngoài ngành lại đến từ những người thuộc thị trường mục tiêu của khách hàng của bạn, hay ít nhất là những nhà thiết kế khác hiểu được đối tượng mà bạn đang hướng đến.

 

Đặt cái tôi của bạn sang một bên

 

Tác phẩm của mình bị người khác chỉ trích là một điều buồn, đặc biệt khi bạn bỏ rất nhiều thời gian và công sức vào những dự án mà bạn tự hào về chúng. Nhưng nếu như bạn thực sự muốn có được phản hồi tốt của khách hàng, thì bạn không được phủ nhận ý kiến của người khác. Hãy nhớ rằng, sản phẩm của bạn không phải làm ra để dành cho bạn, mà nó là một dịch vụ cho những người khác, và những nhu cầu của họ chính là khách hàng. Một khi bạn nghĩ như vậy, thì bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn khi tiếp nhận ý kiến của người khác về tác phẩm của bạn.

 

 quanhe_khachhang_nhathietke_1

 

Hãy kiềm chế khi nghe những phản hồi không mong muốn, vấn đề nhiều khi do bạn chưa thực sự lắng nghe khách hàng

 

 

Luôn luôn đúng thời gian

 

quanhe_khachhang_nhathietke_5

 

Cách tốt nhất để có thể luôn luôn hoàn thành sản phẩm đúng hẹn là tập chung vào công việc. Nhưng đôi khi có một số vấn đề lại nảy sinh vào phút cuối, cách tốt nhất là bạn nên nói chuyện với khách hàng. Đa số các khách hàng sẽ không có vấn đề gì trong việc đẩy lùi lại một vài ngày với những trường hợp bất khả kháng. Nhưng việc hoàn thành công việc đúng và trước thời gian yêu cầu luôn là một trong những yếu tố được xét đến để quyết định việc lần sau khách hàng còn tìm đến bạn nữa hay không.

 

 

Kết luận

 

Có rất nhiều chiến lược để có được mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà thiết kế và khách hàng, nhưng chỉ cần thực hiện được 5 bước đơn giản trên đây là thiết kế của bạn đã có thể thành công rồi!

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *