Có một portfolio xuất sắc, một hồ sơ sáng tạo và giải quyết những câu hỏi phỏng vấn khó nhằn, nhưng vẫn còn những thủ thuật khác nữa mà chúng tôi sẽ chỉ cho bạn.
“Cảm giác như năm 2017 sẽ vô cùng thuận lợi cho lĩnh vực thiết kế,” Miles Marshall, giám đốc thiết kế của Turner Duckworth chia sẻ. “Việc làm gia tăng. Trong hai năm qua, chúng tôi đã nhận nhiều sinh viên vừa tốt nghiệp hơn số lượng đã nhận trong vòng 5 năm trước đó.”
Nhưng trước khi bạn trở nên quá phấn khích, có một tin buồn là: Vẫn có rất nhiều sự cạnh tranh trong ngành công nghiệp này. “Chúng tôi nhận được đơn ứng tuyển mỗi ngày,” Marshall cho hay. “Và nếu như chúng không phải đến từ những người mà chúng tôi đã có mối quan hệ từ trước, 99% hoặc nhiều hơn là không thành công.”
Bởi vậy, tìm kiếm được công việc thiết kế đầu tiên của bạn vẫn là một mục tiêu khó khăn, và thay vì thế nhiều người thường lựa chọn đi theo hướng freelance. Nhưng có nhiều điều để nói về sự ổn định tài chính và triển vọng nghề nghiệp tốt hơn mà một công việc toàn thời gian có thể mang lại. Chúng tôi đã thử nghiệm những lộ trình chung để tiến đến vị trí làm việc toàn thời gian, và cách để nắm bắt chúng nhờ sử dụng những bí quyết từ các chuyên gia.
1. Tỏa sáng trong khi làm thực tập sinh
Khi bạn hoàn thành chương trình học thiết kế của mình và tạo ra một portfolio tuyệt vời, một cách tự nhiên bạn sẽ cảm thấy mình có quyền hướng tới một công việc có lương. Nhưng thực tế khắc nghiệt là tham gia một công việc thực tập (hoặc thường là một số) thường là con đường tốt nhất để đến với vị trí toàn thời gian.
Ví dụ, tại The Partners. “Những sinh viên mới ra trường sẽ được cung cấp cho các công việc để vượt qua kỳ thực tập của chúng tôi,” Giám đốc sáng tạo Stuart Radford, người đứng đầu đội ngũ thiết kế của agency tại London giải thích.
“Với tư cách là một thực tập sinh, bạn trải qua quá trình tiếp xúc với các nhà thiết kế và trình bày công việc của mình, vậy nên những gì bạn làm khi đang ở đây sẽ quyết định điều mà việc làm tiềm năng của bạn có thể mang lại. Bạn có bốn tuần để tạo ấn tượng tốt.”
Điều đó không có nghĩa chỉ là đến đúng giờ và lịch thiệp với mọi người: mà trên cả là sự vượt quá mong đợi. “Một số sinh viên mới tốt nghiệp chỉ làm những gì chúng tôi bảo họ làm, số khác làm những gì chúng tôi bảo và nhiều hơn nữa,” ông chỉ ra.
“Khi một sinh viên tốt nghiệp làm quen với công việc và bắt đầu làm chủ nó, tình yêu đối với những gì họ làm cũng sẽ dần nhiều thêm. Điều đó có thể đến từ bất kỳ điều gì, từ làm thêm một vài giờ hay tạo ra một phần tác phẩm, hay suy nghĩ thêm ý tưởng khi ngồi trên xe buýt về nhà. Tuy nhiên khi nó xảy đến, luôn thật tuyệt để được nhìn nhận.
David Newton, Nhà sáng lập và giám đốc sáng tạo của BGN Agency tại Manchester, kể một câu chuyện tương tự. “Thực tập sinh – trả lương toàn thời gian, trả phụ cấp, hay thậm chí làm không lương – thì cuối cùng vẫn là một cách tuyệt vời để có được một công việc toàn thời gian.
“Đó là trường hợp bạn đạt được những thành công bước đầu và biến bản thân thành nhân tố không thể thiếu. Bạn làm điều đó tùy thuộc vào công ty và nhu cầu cụ thể của họ, nhưng nếu có bất cứ điều gì bạn có thể làm liên tục, bất cứ điều gì công ty biết họ cần làm, nhưng dường như kh tất nhiên,ông có thời gian để tự thực hiện, đó là của bạn.”
Tuy nhiên, nói thì dễ hơn làm. Việc cảm thấy lúng túng khi bao quanh toàn các nhà thiết kế cấp cao là điều tự nhiên. Và nó khiến bạn tránh làm liều và gợi ý bất cứ điều gì quá gây tranh cãi hoặc nguy hiểm.
Nhưng đó lại chính là một lỗi sai, Mark Kemp, ông chủ của FortyTwo Studio, một agency thiết kế tại Aberdeen nơi sẽ có một vài sinh viên được bố trí làm việc mỗi năm, chia sẻ:
“Một lần sếp đã bảo tôi: ‘Đừng lo lắng về việc nhận quá nhiều trách nhiệm: bạn sẽ luôn được chỉ bảo khi bạn tập trung vào công việc của mình,’ và tôi đã sống bằng chân lí đó kể từ đấy”.
“Vậy nên khi tôi tham gia vào một kỳ thực tập, tôi gặp trực tiếp một nhà thiết kế cao cấp trong phòng và nói: “Công việc của anh ở đây là nắm bắt công việc của họ. Họ sẽ cảm thấy không an tâm về việc anh đến.” “Bạn cần phải nhanh nhẹn, cho thấy bạn muốn tham gia và gặp gỡ khách hàng”, Kemp nói.
02. Ứng tuyển vào đúng công việc
Dĩ nhiên, một chương trình thực tập không phải là con đường duy nhất để có được một công việc toàn thời gian. Bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển trực tiếp một vị trí tại một công ty bạn chưa từng có liên hệ trước đó. Nhưng với rất nhiều đối thủ để cạnh tranh, thành công có nghĩa là bạn phải đặt hết mỗi ounce năng lượng và trí tưởng tượng của bạn.
Bạn có thể bắt đầu bằng việc luyện tập sự đồng cảm. “Đặt bản thân vào vị trí của nhà tuyển dụng để trở nên bền bỉ nhưng vẫn luôn giữ một mục tiêu xác định,” Lee Hoddy, đối tác sáng tạo của Conran Design Group tại London khuyên.
“Đừng gửi mail portfolio đồng bộ, thay vào đó hãy sáng tạo một bản trau chuốt đủ khiến cho người xem phải ngạc nhiên, và biến CV của bạn thành câu chuyện: quảng bá bản thân, chứ không chỉ cho công việc".
“Thử viết hồ sơ của bạn trong vòng 140 đối tượng, phần còn lại cho vào phụ lục. Hãy suy ngẫm về việc cấu trúc công việc, sở thích, động lực và niềm tin như một trang Pinterest, với những chi tiết nhỏ được sắp xếp khéo léo khiến bạn trở nên nổi bật,” ông gợi ý.
Điều quan trọng nhất là quyết định ai là người bạn thực sự muốn làm việc cho (nhiều hơn là chỉ vì công việc) và điều chỉnh đơn ứng tuyển của bạn theo đó. Một khi bạn đã nắm rõ điều đó, tại sao không bắt đầu một cuộc hội thoại với nhà tuyển dụng lý tưởng của bạn, Newton khuyên.
“Với trang portfolio và phương tiện truyền thông xã hội, sẽ dễ dàng hơn rất nhiều để nắm rõ được thông tin của những người trong các công ty mà bạn muốn kết nối – sau cùng, họ cũng chỉ là người thôi,” ông chia sẻ.
Nhưng cách tốt nhất để tiếp cận họ là gì? “Hãy suy nghĩ theo cách này: Nếu lịch trình của bạn giống của tôi, bạn sẽ chắc chắn thấy được những giám đốc sáng tạo sẽ tham gia những sự kiện nào,” Newton cho biết.
“Vậy thì hãy đến một trong số đó, và trao đổi trực tiếp với họ. Bạn nhiều khả năng sẽ bắt gặp họ vào một ngày đẹp trời hơn trong nhưng tình huống này. Bởi vì, mặc dù có vẻ như nó là một ý tưởng hay khi ghé thăm một studio mà không báo trước vào, nhưng vào thời điểm bận rộn trong năm thì điều này không mang lại gì ngoài sự phiền nhiễu".
03. Làm chủ cuộc phỏng vấn
Bạn đã được gọi phỏng vấn. Làm tốt lắm. Nhưng đừng cho rằng bạn có thể tùy cơ ứng biến. Bạn cần suy nghĩ kỹ càng về việc sẽ kể câu chuyện của mình như thế nào, David Johnston, nhà đồng sáng lập của Agency thiết kế Accept & Proceed tại London đưa ra lời khuyên.
“Tại buổi phỏng vấn, chúng tôi tìm kiếm những người có thể xâu chuỗi quá trình sáng tạo của họ, miêu tả những thách thức thiết kế mà họ đã từng trải qua, và diễn giải mối liên hệ đằng sau những quyết định thiết kế của họ,” ông giải thích.
“Nhìn thấy những tố chất ấy ở những nhà thiết kế trẻ mang lại cho chúng tôi sự tự tin rằng họ có thể trưởng thành như một phần trong đội ngũ của chúng tôi. Vậy nên việc bạn lấy kinh nghiệm trong ngành công nghiệp này từ đâu sẽ chứng minh mọi thứ bạn đạt được từ đó rất quan trọng.
Hãy nhớ rằng, điều đó cũng không chỉ là nói về bạn. “Thể hiện sự hứng thú với công ty đó bằng cách tìm hiểu blog, website của nó, nắm rõ văn hóa công ty, và hỏi những câu hỏi chuẩn xác về nó,” Hoddy chia sẻ.
“Bạn nên xác định rõ quan điểm về điều mà bạn thích ở công ty đó, và xây dựng một hồ sơ trong đầu mình. Điều đó minh chứng cho một tư duy rõ ràng trong suốt quá trình phỏng vấn và sẽ định hình những câu hỏi để tạo ra một cuộc hội thoại phong phú,” ông bổ sung.
Đừng quá nghiêm trọng, hãy nghĩ rằng: việc trở nên phù hợp với một công ty cũng là việc thể hiện cá tính của bạn và truyền tải một thái độ lạc quan.
“Hãy chủ động và chắc chắn luôn mỉm cười: Đây chính là một trải nghiệm thú vị có thể thay đổi cuộc đời bạn,” Dorina D’Ambrosio, giám đốc sáng tạo của The Market Creative tại Manchester chia sẻ.
“Tương tự, cũng nên chuẩn bị sẵn những câu hỏi để thể hiện sự hứng thú với công việc và công ty. Mặc dù đừng khiến bạn trông như đang đến một buổi phỏng vấn ngân hàng, nhưng vẫn phải trong thật thông thái nhé.”
Cuối cùng, hãy chắc chắn portfolio của bạn được đúc kết một cách kỹ lưỡng, Marshall chia sẻ. “Bạn phải tự hào về mọi thứ mình đã tạo ra trong đó,” Ông tiếp tục.
“Một người phỏng vấn có thể biết được khi nào một ứng cử viên thảo luận về portfolio của họ và họ đang không tự tin về một vài thiết kế của mình. Vậy nên sẽ tốt hơn nếu bạn có 6 tác phẩm tuyệt vời và không có thêm thắt gì so với việc bạn có 6 tuyệt tác và thêm 3 tác phẩm mà bạn không chắc liệu có nên thêm vào không.
04. Làm việc tại nhà
Hầu hết các sinh viên mới tốt nghiệp muốn công việc đầu tiên của họ là tại một studio thiết kế truyền thống, nhưng đó không phải là lựa chọn duy nhất của bạn. Nếu là làm việc cho phía khách hàng với tư cách một nhà thiết kế tại nhà thì sao? Sẽ dễ dàng hơn để kiếm một công việc theo cách này, ít nhất là trên lí thuyết.
Với những nhà thiết kế có nhiều và nhiều hơn nữa nhu cầu, các công ty đang ngày càng trở nên chủ động hơn trong việc tìm kiếm tài năng; tìm kiếm online, liên hệ với các trường đào tạo và thậm chí là tiếp cận các sự kiện sáng tạo.
Tuy nhiên, vẫn có những mặt hại tiềm ẩn ở đây. Làm việc tại nhà có nghĩa là bạn sẽ sử dụng toàn bộ thời gian tập trung vào một thương hiệu, thường phải theo một hướng dẫn nghiêm ngặt. Điều đó có thể gây khó khăn cho việc tìm kiếm công việc tiếp theo trong một studio, nơi mà làm việc cho nhiều khách hàng cùng lúc và tư duy vượt mọi quy chuẩn là yêu cầu cần có.
Bởi nguyên nhân này nên nhiều người mới bắt đầu làm việc tại nhà sẽ có xu hướng tiếp tục làm việc tại nhà cho hầu hết các dự án của họ, nếu không phải là tất cả.
Sam Hamrebtan, trưởng nhóm tài năng của Hotwire PR tại Anh, tin tưởng rằng có rất nhiều lí do tích cực để làm việc tại nhà. “Không quá quan trọng việc bạn làm ở đâu, miễn là những người bạn làm việc cùng thúc đẩy bạn sáng tạo ra những tác phẩm khiến bạn tự hào,” bà lập luận.
“Thêm vào đó, khi làm việc cho một team tại nhà, bạn có thể học hỏi được những điều mà bạn sẽ không thể học được trong một studio thiết kế truyền thống nơi có nhiều người mới hơn, có nghĩa là bạn sẽ ít phải phơi bày cá nhân với cấp trên, những người bạn có thể học hỏi từ họ”, bà giải thích.
Lauren Gibbons, trưởng nhóm thiết kế tại Hãng truyền thông và Quảng bá Nelson Bostock, cũng đồng tình. “Làm việc tại nhà quả thật có những mặt xấu, nhưng tôi nghĩa bạn chắc chắn nhận được rất nhiều sự công nhận cho những dự án của mình, và đó là những gì bạn thu được vào cuối ngày,” bà chia sẻ.
“Vì vậy nếu bạn có thể tìm được một công việc tại nhà có tiềm năng thì nên xác định chắp cánh cùng nó.”
Điều này chắc chắn đã mang lại hiệu quả cho Lauren. “Khi tôi bắt đầu sự nghiệp thiết kế vào bốn năm rưỡi trước, không hề có một team thiết kế nào,” bà nhắc lại. “Nhưng sau đó tôi xây dựng một team gồm 4 nhà thiết kế, với một nhiếp ảnh gia tại nhà và một nhóm biên tập video.”
“Giờ đây, cùng với công việc tại nhà cho Nelson Bostock và Fever PR, tôi còn làm công việc thiết kế sáng tạo cho khách hàng riêng như: Canon, HTC, EE, Google, Playstation và Now TV."
Tuy nhiên, nếu bạn có khởi đầu thất bại trên con đường làm việc tại nhà, hãy chắc chắn mình đã hoàn toàn tận tâm rồi. Nếu không thuyết phục được các nhà tuyển dụng rằng bạn nghiêm túc với công việc tại nhà, bạn sẽ lãng phí thời gian của cả hai bên.
“Ví dụ, nếu như sở thích mà bạn thể hiện trên CV không phù hợp với các công ty mà bạn đang theo dõi và tương tác trên Linkedln, thì chúng tôi sẽ để ý,” Hamrebtan chia sẻ.
Linda Nott, trưởng nhóm tuyển dụng tại Marketing Agency Hogarth, bổ sung rằng các ứng cử viên ứng tuyển vào hàng trăm công việc thường không được chuẩn bị khi họ nhận được cuộc gọi bất ngờ. “Chúng tôi mong chờ họ sẽ trả lời điện thoại với thái độ chuyên nghiệp,” bà giải thích. “Vậy nên khi họ trả lời, ‘Ai đấy? Bạn là ai?’ sẽ không giúp thuyết phục chúng tôi rằng họ đang nghiêm túc.”
05. Đừng quay lại học tập
Nhiều tháng đã trôi qua, bạn cảm thấy bạn đã thử đủ mọi thứ bạn có thể nhưng vẫn khó khăn trong việc tìm kiếm công việc thiết kế đầu tiên. Vậy có thể bạn nên học thêm một khóa đào tạo sau đại học; nó sẽ giúp bạn được xếp lên đầu trong danh sách đợi việc …?
Sai rồi. “Làm việc trong ngành thiết kế không giống làm việc trong ngành khoa học hay trở thành một bác sĩ, nơi mà càng có nhiều kiến thức càng tốt,” Marshall chia sẻ. “Thực hành thiết kế trong một lĩnh vực nhất định tốt hơn rất nhiều so với việc học, vậy nên sẽ không thật sự hữu ích nếu học thêm một khóa đào tạo sau đại học, ít nhất là trong việc cải thiện cơ hội việc làm của bạn.”
Đúng vậy, những khóa học như vậy quả thật mang lại cho bạn cơ hội trở thành chuyên gia, Newton chia sẻ, nhưng ông tin rằng đó là cách sai để phát triển về nhiều mặt. “Theo tôi con đường tốt hơn là phát triển rộng ra và chỉ lo lắng về vị trí độc tôn khi mà bạn đã có vài năm kinh nghiệm trong nghề,” ông kết luận.
“Rời khỏi giảng đường, tìm kiếm những studio thiết kế, và chọn nơi nào phù hợp với bạn. Tiếp đó, gắn bó nhiều nhất có thể với studio sẽ khuyến khích bạn, cho bạn cơ hội để tìm thấy thứ mà bạn muốn trở thành chuyên môn của mình.
“Và đừng lo lắng nếu bạn không muốn làm chuyên về bất cứ gì: tôi chưa bao giờ như thế. Nếu bạn thấy mình muốn trau dồi kiến thức về điều gì đó như là học về UX chẳng hạn, vậy thì bằng bất cứ giá nào, hãy làm vậy đi. Nhưng lưu ý rằng, khóa đào tạo sau đại học không cần thiết cho công việc đầu tiên.”
Trong thực tế, mỗi người chúng tôi hỏi về vấn đề này đều trả lời tương tự. Nếu bạn thất bại trong việc tìm kiếm công việc đầu tiên, tốt hơn bạn nên dành năng lượng của mình vào việc tìm ra những gì bạn có thể cải thiện, hơn là việc chỉ quay lại trường học. Và nếu có thể, chỉ là hãy trở nên kiên nhẫn hơn.
“Đừng cá nhân hóa vấn đề nếu portfolio của bạn không tạo được ấn tượng theo cách bạn muốn,” Newton khuyên. “Nó có thể có kỹ thuật rất tốt, nhưng nếu một công ty cảm thấy nó không phù hợp, thì nó vẫn là không phù hợp.”
Tương tự, D’Ambrosio khuyên rằng: “Các nhà tuyển dụng nắm trong tay rất nhiều đơn ứng tuyển, vậy nên đừng quá khó khăn với bản thân nếu như bạn không được chọn. Thời cơ của bạn rồi sẽ đến thôi.”