5 câu hỏi giết chết sự sáng tạo

Nếu bạn đang tự hỏi mình bất kỳ câu nào trong số chúng, hãy dừng lại ngay.

01
Nguồn ảnh: Hero Images/Getty Images (Photo), Sylverarts/iStock (Pattern)

Những câu hỏi có thể kích thích trí tưởng tượng và nuôi dưỡng sự sáng tạo của bạn. Trong nghiên cứu của tôi cho cuốn The Book of Beautiful Questions, tôi tìm thấy hàng tá những câu hỏi có thể giúp xác định những ý tưởng tươi mới, khắc phục những bế tắc trong sáng tạo, thu nhận những phản hồi hữu ích, hiện thực hóa sản phẩm và đưa nó ra với thế giới.

Tuy nhiên, những câu hỏi chúng ta vẫn thường tự hỏi bản thân về sáng tạo cũng có thể tạo những hiệu ứng ngược lại. Chúng có thể làm giảm sút sự tự tin trong sáng tạo hoặc khiến chúng ta làm lệch hướng những nỗ lực của mình. Dưới đây là 5 câu hỏi có thể coi như là “những kể giết chết sáng tạo”. Ghi lại chúng ngay để không bao giờ lặp lại chúng trong tương lai nữa.

02
Nguồn ảnh: Hero Images/Getty Images (Photo), Sylverarts/iStock (Pattern)
TÔI CÓ SÁNG TẠO KHÔNG?

Đây là “câu hỏi sai lầm” đầu tiên và phổ biến nhất mà bạn hay hỏi về chính sự sáng tạo của mình. David Burkus, tác giả của The Myths of Creative, đã khám phá ra rằng một trong những bí ẩn vĩ đại nhất là quan điểm rằng một vài người trong chúng ta có bản chất sáng tạo tự nhiên và một số khác thì không. “Chúng ta không thể tìm thấy bất kỳ nghiên cứu nào cho thấy có loại “gen sáng tạo”, Burkus chia sẻ. Chúng ta nên nghĩ sáng tạo như là “một món quà dành cho tất cả mọi người.”

Burkus chỉ ra các cấp độ cao của sáng tạo được nhiều người chứng minh khi họ còn nhỏ, điều này cho thấy sáng tạo có sẵn trong chúng ta. Và trong khi đúng là nhiều đứa trẻ, đã từng tự do tưởng tượng, vẽ, xây dựng và thử nghiệm lúc nhỏ, lại có vẻ như chả mấy khi làm những việc đó nữa khi chúng lớn lên, điều này gợi ý rằng thay vì hỏi “Tôi có sáng tạo không?”, thì nên hỏi câu “Sự sáng tạo của tôi đã đi đâu mất rồi?”

Nó có thể bị mai một sau nhiều năm bởi những tác động ngoại cảnh (trường học và công việc không sáng tạo) và cả sự thiếu tự tin nữa. “Khi bạn lớn lên, bạn nhận thức rõ hơn rằng không phải ai cũng yêu thích những ý tưởng điên rồ của bạn,” Burkus chia sẻ. Cuối cùng, anh nói thêm, những phản hồi tiêu cực trở thành một sự thật được thừa nhận – thậm chí là một lý do tiện dụng. “Nếu bạn nói, ‘Tốt thôi, tôi không phải là một trong những người sáng tạo ngoài kia,’ nó sẽ khiến bạn rũ bỏ được gánh nặng. Bạn thậm chí không phải có gắng gì.”

Người đồng sáng lập Ideo, David Kelley, nói rằng anh thường gặp nhiều sinh viên tìm đến lớp anh dạy tại Đại học Stanford. Mọi người đến than vãn rằng họ không hề sáng tạo, Kelley chia sẻ, nhưng “họ cuối cùng đã làm ra những thứ tuyệt vời ở lớp học.” Để tạo dựng sự tự tin, Kelley khuyến khích sinh viên bắt đầu bằng những bài tập sáng tạo nhỏ – vẽ các hình dán, dựng thứ gì đó đơn giản – và tiến tới những dự án đòi hỏi cao hơn.

Trong quá trình đó, Kelley luôn trấn an sinh viên chẳng hạn như việc họ có thể vẽ tốt hay không chẳng phải là thước đo cho sự sáng tạo của họ, hơn thế, nó là một kỹ năng nhất định có thể phát triển theo thời gian. Trong khi đó, sáng tạo lại không phải là một kỹ năng mà là “tư duy” hay là một cách nhìn thế giới xung quanh. Và tất cả chúng ta đều có năng lực để nhìn vào điều gì đó – một vấn đề, một chủ thể, một tình huống, một chủ đề – và đưa ra những ý tưởng và lời diễn giải của riêng mình.

03
Ảnh: Vasyl Dolmatov/iStock(photo), Sylverarts/iStock (Pattern)
TÔI SẼ TÌM Ý TƯỞNG ĐẦU TIÊN Ở ĐÂU?

Câu hỏi này thường đi kèm với câu hỏi khác: Liệu ý tưởng này đã được sử dụng trước đây chưa?

Giả thuyết sai lầm đằng sau câu hỏi này là cho rằng những ý tưởng mới thường phải được sáng tạo từ đầu đến cuối; rằng tất cả các phần trong ý tưởng này đều phải là mới và chưa từng nhìn thấy trước đây. Nhưng những ý tưởng ban đầu thường được sáng tác và lấy cảm hứng từ những thứ đã tồn tại trên thế giới – những mảnh ghép ở ngay quanh chúng ta, chờ đợi được để ý đến và rồi được hình thành lại trong một hình thức mới.

Burkus trích dẫn “huyền thoại độc đáo” là một trong những quan niệm sai lầm lớn về sáng tạo. Anh chỉ ra iPhone là một ví dụ điển hình của sáng tạo bằng cách kết hợp – Apple pha trộn các yếu tố của điện thoại di động, Blackberry, máy ảnh và iPod thành một combo sản phẩm nguyên bản cao cấp.

Hình thức sáng tạo này đến một cách tự nhiên. Trí não chúng ta có các dây thần kinh để tạo nên sự kết nối và kết hợp như vậy. Và việc vay mượn từ sáng tạo của người khác, miễn là người mượn “kết hợp nó với kinh nghiệm, suy nghĩ và cảm xúc của riêng mình” và “thể hiện nó trong một cách mới của từng người,” nhà thần kinh học và tác giả Oliver Sacks chia sẻ trong bài viết của mình “The Creative Self.”

Đối với những ai có khao khát sáng tạo, điều này như một vị cứu tinh. Không có gì gây trì trệ hơn là cố gắng nghĩ ra một  “ý tưởng vĩ đại” bằng cách cố gắng gợi lên điều gì đó từ hư không. Nhưng nếu chúng ta đánh giá cao việc có rất nhiều nguồn cảm hứng từ thế giới xung quanh – một nguồn tư liệu thô phong phú mà chúng ta có thể bắt đầu nghiên cứu và sử dụng, thậm chí dù chúng ta không chắc liệu mình có muốn tái cấu trúc nó không – điều này có nghĩ rằng câu trả lời cho câu hỏi: “Tôi có thể tìm ý tưởng ở đâu?” chỉ đơn giản là: ở mọi nơi.

04
Ảnh: Vasyl Dolmatov/iStock(photo), Sylverarts/iStock (Pattern)
TÔI TÌM ĐÂU RA THỜI GIAN ĐỂ SÁNG TẠO?

Điều khiến nó trở thành một câu hỏi vô dụng là ở từ “tìm”.

Không quan trọng ở việc tìm kiếm thêm thời gian, mà là việc bạn phân bổ lại thời gian của mình. Các khung thời gian quan trọng cần cho công việc cần sáng tạo sâu. Bao nhiêu thời gian lại phụ thuộc vào mỗi cá nhân (Tôi có xu hướng cần không dưới ba giờ đồng hồ cho khoảng thời gian tuyệt đối tập trung).

Khoảng thời gian này dành cho tư duy biệt lập và công việc sáng tạo dường như là một điều xa xỉ mà những nguời bận rộn không cho phép. Nhưng với tư cách là nhà đầu tư mạo hiểm kiêm nhà văn tiểu luận Paul Graham đã lưu ý, điều quan trọng nhất là cách bạn sắp xếp thời gian biểu của mình. Graham phân biệt giữa một “người tạo lịch trình” và “người quản lý lịch trình,” rằng một người có nhiều khung giờ được phân chia, đánh dấu rõ ràng dành cho công việc sáng tạo (ngược lại, lịch trình của nguời quản lý được phân chia gần như toàn bộ thành những khung nửa giờ cho đến một giờ cho những cuộc họp và nhiệm vụ quản lý.

Cho nên nếu bạn muốn “tìm thời gian” để sáng tạo, hãy bắt đầu bằng câu hỏi: Bằng cách nào tôi có thể chuyển thành lịch trình của nhà quản lý từ lịch trình của nhà sản xuất? Không dễ để thực hiện nó. Nhiều người trong chúng ta tự động điền kín lịch theo cách của một nhà quản lý – và bất kỳ phần nào của tờ lịch không được điền thì coi như “trống” và có sẵn. “Bạn mở lịch và thấy một khoảng trống và điều đó dường như là một điều gì đó không đúng,” chuyên gia tâm lý học và nhà văn Dan Ariely chia sẻ. “Sự thật là, những khoảng trống là những không gian nơi bạn được cho là sẽ làm những việc ý nghĩa nhất.”

Có lẽ thay vì lo lắng về việc tìm kiếm thời gian, chúng ta nên lo lắng nhiều hơn về một mối đe dọa lớn đối với sự sáng tạo: thiếu tập trung. Như nhà văn Cal Newport đã chỉ ra, chúng ta cần tập trung sự chú ý của mình vào việc mở rộng các giai đoạn cho công việc sáng tạo. Và rằng sự tập trung đó chịu tác động bởi sự gián đoạn và gián đoạn bất tận, bao gồm cả những điều gây ra bởi công nghệ truyền thông xã hội. Newport gợi ý chúng ta nên tráo đổi tỷ lệ hoặc thời gian trực tuyến so với thời gian ngắt kết nối. “Thay vì dành thời gian nghỉ giải lao cho các phương tiện kỹ thuật số, chúng tôi nên cho phép bản thân nghỉ ngơi thường xuyên để thưởng thức nó.” Mặt khác, tập thói quen hỏi những câu hỏi như: Khi nào tôi nên nghỉ ngơi để kết nối?

05
Ảnh: Vasyl Dolmatov/iStock(photo), Sylverarts/iStock (Pattern)
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÔI NẢY RA MỘT Ý TƯỞNG BOM TẤN?

Trước khi thực hiện việc sáng tạo trên thứ gì đó, mọi người thường nâng tầm kết quả lên cực kỳ cao: Ý tưởng này phải tạo ra sản phẩm “làm nên cả gia tài”, “thay đổi thế giới”, hay tìm kiếm sự tôn trọng và công nhận của hàng triệu người. Tham vọng là tốt, nhưng ngay từ khởi đầu của một nỗ lực sáng tạo, người ta không nên tập trung vào kết quả và nhiều hơn nữa chỉ là làm công việc và làm tốt nó thôi.

Rất khó để nhận biết ngay từ đầu kết quả của những nỗ lực sáng tạo của bạn là gì. Simonton nói, trong nghiên cứu về sự sáng tạo, nhà tâm lý học Dean Simonton đã phát hiện ra rằng ngay cả những người sáng tạo có kinh nghiệm cũng gặp khó khăn trong việc dự đoán liệu các dự án cá nhân của họ có thành công hay không. Tuy nhiên, những người thành công vượt qua điều đó bằng cách chỉ cần tiến lên và sáng tạo. Thông qua năng suất tuyệt đối, những thành công thường xuyên và đôi khi đáng ngạc nhiên theo xu hướng mởi nổi lên.

Nếu bạn đang cố gắng quyết định xem có nên theo đuổi một dự án và muốn chắc chắn rằng bạn đang thực hiện nó vì những lý do đúng đắn, hãy tự hỏi, Điều gì xảy ra nếu tôi biết ngay từ đầu rằng không có khả năng nổi tiếng hay được tài sản nào từ công việc này— liệu tôi vẫn muốn làm điều đó?

06
Ảnh: Vasyl Dolmatov/iStock(photo), Sylverarts/iStock (Pattern)
TÔI PHẢI BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?

Nhà thiết kế Bruce Mau đã từng nói với tôi rằng câu than vãn phổ biến nhất mà anh ta nghe được từ những người trẻ muốn bắt đầu một dự án sáng tạo là, “Tôi không biết bắt đầu từ đâu.” Và Mau nói anh ta thường trả lời bằng cách chia sẻ một câu trích dẫn yêu thích từ nhà soạn nhạc John Cage: “Bắt đầu từ bất cứ đâu.”

Lời khuyên của Cage áp dụng cho bất kỳ ai để tạo ra bất cứ điều gì. Đừng lo lắng về việc tìm kiếm xuất phát điểm hoàn hảo — chẳng hạn một lời mở đầu ấn tượng, hay phần đầu bản nhạc khuấy động. Bắt đầu với bất cứ điều gì bạn có ngay bây giờ, ngay cả khi đó là một ý tưởng rời rạc, một nguyên mẫu không hoàn chỉnh hoặc thiếu sót, hoặc ở giữa một câu chuyện.

Cố gắng tìm ra sự khởi đầu hoàn hảo thường là một chiến thuật trì hoãn. Và tương tự đối với các hoạt động chuẩn bị khác, chẳng hạn như tạo không gian làm việc lý tưởng của bạn và biên soạn một lượng lớn nghiên cứu sơ bộ. Nhà thiết kế Mau chia sẻ một câu chuyện khác về một người bạn nhà văn, người sắp sửa bắt tay vào một cuốn sách mới đầy tham vọng. Nhà văn này “luôn luôn sắp xếp các giá sách của mình và tổ chức văn phòng của anh ta” để mọi thứ sẽ ở đúng chỗ khi anh bắt đầu làm việc với cuốn sách. Chỉ có điều rắc rối duy nhất là: Anh ấy chưa bao giờ bắt đầu.

Nếu bạn thấy mình thực hiện các bước chuẩn bị dài hạn – tham gia các khóa học về phá sản, đọc tất cả các sách và bài báo bạn có thể tìm thấy về chủ đề này — hãy nhớ tự hỏi: Tôi có sắp xếp lại các giá sách không? Đúng vậy, nghiên cứu là quan trọng, nhưng quan trọng là rèn luyện bản thân để nhận ra rằng khi nào bạn đang áp dụng bước chuẩn bị quá dư thừa để trì hoãn sự đáng sợ không thể tránh khỏi khi phải đối mặt với những khoảng trống, những tờ canvas hay màn hình máy tính trống trơn.

Sẽ tốt hơn để bắt đầu bằng cách định dạng một cái gì đó càng sớm càng tốt: viết nó, phác thảo nó, thử nghiệm nó. Và đừng lo lắng quá nhiều về chất lượng, bởi vì bất cứ điều gì bạn thể hiện bây giờ có thể sẽ được sửa đổi hoặc có thể bị loại bỏ hoàn toàn khi bạn tiếp tục làm việc. Tổng giám đốc của Ideo, Tom Kelley, gợi ý câu hỏi khởi đầu này: Sẽ ra sao nếu tôi hạ thấp tiêu chuẩn xuống? Cho phép bản thân bắt đầu với một cái gì đó thô ráp, không hoàn hảo, thậm chí có thể tệ hại – bởi vì nó sẽ cung cấp một cơ sở để xây dựng trên đó. Và những điều bên trong và thuộc về chính nó, khiến nó trở thành một khởi đầu tốt đẹp.

TU QUYEN/DESIGNS.VN

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *