Bốn điều cần chuẩn bị trước khi thi vấn đáp
1. Chuẩn bị tâm lý
Tâm lý quyết định rất lớn đến kết quả bài thi, và còn phụ thuộc nhiều vào bối cảnh, sự chuẩn bị của chính bản thân các bạn. Dù bạn có chăm chỉ và nắm vững kiến thức nhưng tâm lý chưa ổn định, còn lo lắng nhiều, hồi họp, lo sợ,…thì kiến thức và chất lượng bài làm không cao. Mất ổn định về tâm lý làm cho bạn bị ức chế, không còn khả năng hồi tưởng lại kiến thức (nhất là khi bốc trúng câu hỏi mình chưa chuẩn bị tốt). Những lúc này đòi hỏi phải bản lĩnh, cố gắng trấn an bản thân bằng việc nhắm mắt và hít thờ một vài hơi thật sâu trong vài giây.
2. Chuẩn bị sức khỏe
Khoa học chứng minh, thật là tai hại nếu bạn ôn luyện miệt mài, suốt đêm trước ngày thi thì kiến thức của bạn sẽ bị mất đến khoảng 85% trong khi tái hiện. Để vững kiến thức cần có kế hoạch lâu dài, khoa học, vừa ôn tập vừa thư giãn, có hệ thống, mục tiêu rõ ràng, tuyệt đối không để “nước đến chân mới nhảy” là trễ. Trước ngày thi, nên xem lại một cách hệ thống các kiến thức (trước đó đã ôn rồi) qua một lượt, thư giãn và đi ngủ sớm.
3. Chuẩn bị về đạo đức, tác phong và cách ăn mặc
Hãy để cho người đối diện có cái nhìn thiện cảm với bạn ngay từ phút đầu tiên, bằng việc:
+ Ăn mặc gọn gàng, lịch sự. (Chẳng hạn như đối với các kỳ thi ở các trường, tốt nhất là mặc đồng phục Học viện, tươm tất, tránh luộm thuộm. Thí sinh nên mang và đeo thẻ sinh viên).
+ Trong quá trình vấn đáp, thí sinh nên có thái độ cầu thị, tôn trọng, chân thành, nói năng nhẹ nhàng, rõ ràng, mạch lạc, tuyệt đối tránh “chất vấn” lại giảng viên hay có cử chỉ,thái độ dùng dằn, trả giá….; có động tác thiếu tôn trọng giảng viên….
4. Chuẩn bị về kiến thức
Có thể nói đây là chuẩn bị quan trọng nhất. Để có được kiến thức đủ để thi các môn vấn đáp, bản thân thí sinh phải có kế hoạch, mục tiêu và chiến lược ôn tập dài hơi, kiên trì cùng với đó là một số phương pháp bổ trợ cần thiết.
Đối với những kỳ thi ở trường học thì các bạn đã có thầy cô, đề cương và nhiều tài liệu tham khảo ở các khóa đi trước. Tuy vậy đối với các kỳ thi tuyển bên ngoài thì kiến thức sách vở nhiều khi lại không là cần thiết. Bên cạnh kiến thức chuyên môn bạn cần tìm hiểu về đơn vị mình thi tuyển, chức năng, chuyên môn, nhiệm vụ, các kiến thức về chỉ số IQ,EQ,SQ…, các kiến thức kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, những kỹ năng mềm cũng là điều không bao giờ được lãng quên.
Ưu tiên bạn nên danh sách trước các câu nói cần thiết, ngắn gọn nêu bật nội dung chủ đạo cho những tình huống câu hỏi có thể xảy ra để tránh va vấp hoặc lúc ngồi trước mặt ban giám khảo mới nghĩ.
Làm thế nào để có thể nhớ tốt
Điều quan trọng của bất cứ kỳ thi nào là TRÍ NHỚ. Trong kỳ thi vấn đáp, thí sinh lại càng quan trọng phải có trí nhớ tốt vì bạn sẽ có rất ít thời gian để suy tính mà gần như là phản ứng bật ra ngay tức khắc như bạn đã ghi tâm khắc cốt câu trả lời từ rất lâu rồi. Chính vì vậy bạn cần có một qua trình rèn luyện trí nhớ. Qúa trình trí nhớ gồm: ghi nhớ, giữ gìn, tài hiện và sự quên. Nếu ngay giai đoạn đầu tiên “ghi nhớ” không tốt thì ảnh hưởng toàn bộ các quá trình còn lại và chúng ta sẽ quên nhanh hơn.
Ngoài ra, bạn thường “quên kiến thức”, vì các nguyên nhân sau: mệt mỏi căng thẳng (do ôn quá khuya, căn thẳng hay dùng nhiều chất kích thích tổn hại não và vỏ não); kiến thức học không thể vận dụng vào thực tiễn (nên học chắc và lấy ví dụ minh họa để nhớ lâu hơn).
Để “ghi nhớ” tốt cần:
+ Xác định mục tiêu nhớ để làm gì?
+ Thật tập trung trong quá trình ôn tập kiến thức.
+ Sử dụng tất cả giác quan để nhớ và ôn tập (tai nghe, miệng đọc, tay viết, mắt nhìn…);
+ Sử dụng các thao tác nhớ logic (so sánh, phân tích, hệ thống, lập dàn ý, ….)