16. Nội dung vẫn luôn là VUA
King là Elvis, tất nhiên vậy. Một nhà thiết kế tốt có thể giúp khách hàng bị thu hút bởi thiết kế và tiếp tục đi sâu hơn vào phần nội dung, và lúc này nội dung thể hiện giá trị tối thượng của nó, nó sẽ quyết định tất cả, thành công hay thất bại.
17. Từ chối phong cách cá nhân
Picasso có những giai đoạn Xanh lam và Hồng (Những giai đoạn ông chỉ sử dụng 1 gram mau làm chủ đạo). Georgia bị ám ảnh bởi hoa và xương động vật.
18. Nói không với Spec works – Làm thử
Speculative work – việc chưa được tính tiền hay Spec work – làm thử – đây là một yêu cầu được đưa ra bởi một khách hàng (tiềm năng – có thể trở thành khách hàng trong tương lai).
19. Trở thành không thể thay thế
Bạn giỏi nhất việc gì? Dựa trên những việc bạn đang vận dung kỹ năng mạnh nhất của mình tại nơi làm việc. Văn phòng của bạn có lợi nhuận từ việc tính phí chụp hình, lập trình web, chỉnh sửa video hay in ấn…?
20. Tham gia một cộng đồng thiết kế
Tham gia một cộng đồng thiết kế mà bạn yêu thích (behance, devian art, AIGA…). Ở những nơi này bạn có thể học hỏi trao đổi, thảo luận và tìm kiếm những thông tin cập nhật trong các lĩnh vực của mình.
21. Xây dựng các mối quan hệ
Xây dựng cho mình các mối quan hệ cá nhân không chỉ với đồng nghiệp mà còn với cả khách hàng. Thân thiện với nhân viên giao nhận, in ấn, viên chức, sếp… Một lúc nào đó họ sẽ chính là khách hàng tiềm năng của bạn.
22. Đón nhận phê bình, khiêm tốn trước lời khen
Là một nhà thiết kế, lắng nghe những ý kiến ngược lại với quan điểm của mình không phải dễ dàng. Nhưng cho dù có khó khăn nhưng các sản phẩm của bạn đã trở nên thân thiện hơn với nhiều người.
23. Đừng bao giờ thoả hiệp
Một khi bạn đã xây dựng những mối quan hệ gắn kết với mọi người. Bạn cần nỗ lực thuyết phục khách hàng của mình những gì bạn đưa ra cho tốt cho họ, vì bạn có thể đảm bảo rằng sản phẩm sẽ có chất lượng tốt nhất cho họ nếu làm như vậy.
24. Biết về lịch sử
Cố gắng biết tất cả những gì thuộc về lịch sử thiết kế – các xu hướng, thuật ngữ. Hiểu biết văn hoá, lịch sử giúp bạn dễ dàng đón nhận những xu hướng, thậm chí tạo ra chúng.
25. Định giá công việc của mình
Một trong những lỗi phổ thông của các nhà thiết kế thường gặp khi bắt đầu sự nghiệp của mình là đánh gía thấp bản thân trên thị trường tuyển dụng. Những công việc tốt nhất không dành cho những đơn giá rẻ – ngay cả khi khách hàng có ít tiền họ vẫn thích "ngắm nghía" những bản báo giá hơi cao một chút.
26. Tạo ra các sai lầm
Hãy cho phép các sai lầm được xảy ra trong phạm vi chấp nhận được. Đôi khi cho phép bản thân tạo ra những trải nghiệm hoàn toàn mới, kỹ thuật mới, phương pháp mới, một cách nào đó bạn chưa từng hoặc chưa dám thử, kể cả những phong cách mà bạn không thích chút nào.
27. Luôn có một cuốn sổ tay
Bạn không cần phải là một hoạ sĩ minh họa để vẽ được điều gì đó đẹp đẽ trên cuốn sổ tay. Đơn giản là những hình nguệch ngoạc (doodle) ghi lại ý tưởng bất chợt, những gì thú vị bạn gặp trên đường.
28. Nên nhớ Máy Tính chỉ là Công Cụ
Hai mươi năm trước đây, rất nhiều nhà thiết kế lừng danh không có khái niệm gì về máy tính, nhưng họ vẫn có thể tạo ra những tiêu chuẩn bất biến cho ngành công nghiệp chúng ta. Hãy coi công nghệ chỉ là công cụ giúp bạn trong công việc chứ không phải "cây đũa thần" biến bạn thành một nhà thiết kế giỏi. Thử tắt máy tính và trở lại thời kỳ "đồ đá" và làm việc xem thế nào.
29. Tôn trọng môi trường
Mỗi sản phẩm của bạn hãy nghĩ tới môi trường bạn đang sống sẽ được lợi/bị ảnh hưởng gì từ nó. Thiết kế sử dụng các sản phẩm tái chế, các giải pháp tiết kiệm giấy…
Designs.vn hi vọng qua bài viết này, các nhà thiết kế trẻ đã có thể rút ra được một vài điều có ích cho công việc của bản thân!
> 29 điều những nhà thiết kế trẻ nên biết (Phần I)