Không gì quan trọng cho công việc của bạn hơn là trình bày một cách hấp dẫn, chuyên nghiệp và dễ tiếp cận nhất những gì bạn đang có.
Bởi vậy, chúng tôi đã trao đổi với các nhà thiết kế, nhà minh họa, những nhà sáng tạo hàng đầu để lựa chọn và tập hợp lại những bí quyết và lời khuyên tuyệt vời nhằm thổi bay những thiết kế portfolio đầy mệt mỏi và làm cho nó tuyệt nhất có thể.
Trong bài viết này, chúng tôi chia các bí quyết cho 2 dạng: portfolio trực tuyến và portfolio ngoại tuyến. Hãy bắt đầu bằng dạng ngoại tuyến nhé…
Portfolio ngoại tuyến (Portfolio in ấn)
Portfolio ngoại tuyến là bản sáng tạo trên giấy và chỉ dùng được một lần duy nhất, do đó bạn có thể thiết kế riêng chúng cho công việc mình đang ứng tuyến. Ngoài việc hạn chế về thời gian, không có lý do gì mà bạn không thể tạo ra nhiều thiết kế portfolio riêng phù hợp với các công việc khác nhau hay các công ty khác nhau.
01. Gói gọn tất cả công việc của bạn
Một thiết kế portfolio nên bao gồm khoảng bao nhiêu ví dụ? Đó là một câu hỏi khó, nhưng ít nhất bạn nên cố gắng lấp đầy 20 trang của một Portfolio in ấn, và 30 ví dụ cho một không gian trực tuyến. Bạn cần hiển thị bề rộng công việc của bạn một cách lành mạnh cùng với một loạt các ứng dụng. Như vậy thì ngay cả khi bạn chọn một vài ví dụ từ một dự án đơn lẻ, bạn cũng nên chắc chắn rằng bạn xem xét với hình ảnh một cách riêng biệt.
02. Cung cấp bối cảnh cho công việc của bạn
Các họa sĩ và nhà thiết kế không chỉ tuyển người dựa vào phong cách của họ mà còn cả sự rõ ràng trong bản hồ sơ sáng tạo của họ. Vì vậy, nếu bạn chỉ đưa ra ví dụ về tác phẩm nghệ thuật của bạn mà không cung cấp bối cảnh tạo ra nó, họ sẽ không thể đưa ra đánh giá. Hãy chắc chắn rằng bạn sử dụng các chú thích và ghi chú về việc làm thế nào và tại sao tác phẩm của bạn được tạo ra. Làm rõ những gì hồ sơ yêu cầu với mỗi ví dụ trong portfolio mà bạn có, sau đó chứng minh làm thế nào bạn thực hiện thành công nó.
03. Có thể được chấp nhận tác phẩm không phải của khách hàng
Nghĩa là portfolio thiết kế của bạn không nhất thiết chỉ bao gồm tác phẩm của khách hàng. Các dự án tự thực hiện là chắc chắn được chấp nhận trong những đơn ứng tuyển cho việc làm full-time, hay công việc tự do – nhất là đối với nghề minh họa.
04. Thêm vào các tình huống nghiên cứu
Đừng nghĩ rằng portfolio thiết kế của bạn chỉ đơn giản là một bộ sưu tập nghệ thuật và các công trình thiết kế của bạn. Phần giới thiệu và những tình huống nghiên cứu trong thực tế cuộc sống sẽ góp phần rất lớn trong việc chỉ ra sự chuyên nghiệp của bạn. Hãy hỏi xin gợi ý từ một khách hàng hoặc cấp trên cũ của bạn, và viết lên một tình huống nghiên cứu ngắn gọn gắn với dự án của mình.
05. Lùi một bước
Lùi một bước và cố gắng nhìn portfolio thiết kế của mình thông qua đôi mắt của người khác. Những nhà tuyển dụng có kinh nghiệm, quản lý dự án và các đại lý biết làm thế nào để liên kết một CV với một portfolio thiết kế và đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu trong tính cách, các tật xấu và tất cả của bạn. Vì vậy, nghĩ nghiêm túc về những gì portfolio thiết kế của bạn sẽ nói về bạn. Liệu nó có quá nghiêm túc? Hay quá suồng sã? Hãy thể hiện sự cân bằng mà bạn tin nó sẽ làm nổi bật những phẩm chất của bạn.
06. Thể hiện kinh nghiệm toàn diện của mình
Bạn chỉ giỏi mỗi minh họa hay biên tập bố cục? Tất nhiên là không: bạn cũng là một người giao tiếp tốt, người hiểu rõ về ngân sách và thời hạn, cũng như tầm quan trọng của những cuộc họp và việc cập nhật. Đây là tất cả kỹ năng chuyên nghiệp. Và hãy chắc chắn rằng portfolio thiết kế của mình giới thiệu rõ ràng rằng bạn có hết những kỹ năng trên, thậm chí có thể chỉ đơn giản là liệt kê chúng trong ghi chú đính kèm của bạn.
07. Quảng bá bản thân
Hãy suy nghĩ về những thứ của các tài năng sáng tạo khác mà bạn cũng có thể có được. Ví dụ, nếu bạn là một nhiếp ảnh thủ công hoặc hay kỹ thuật số, tại sao không đưa các ví dụ về những bức ảnh hoặc thiết kế web của bạn? Chúng sẽ mang lại nhiều kênh để tiếp cận với sáng tạo của bạn hơn.
08. Chú mục portfolio thiết kế của bạn
Bạn làm gì khi bạn tìm thấy một trang web đặc biệt thú vị, tạp chí phổ biến hoặc một chương sách hay? Bạn đánh dấu nó, dấu trang hay ghi lại số trang ở đâu đó. Những người xem portfolio thiết kế của bạn – bằng bất cứ phương tiện nào – cũng sẽ làm điều tương tự, do đó bạn cần làm cho việc đó trở nên dễ dàng bằng cách bao gồm cả số trang và tiêu đề dự án rõ ràng cho mỗi ví dụ trong portfolio.
Portfolio trực tuyến
Những ngày này nếu bạn đang tìm kiếm công việc như một nhà thiết kế, dù là một công việc full-time hay công việc tự do, bạn có thể sẽ vẫn cần có một portfolio trực tuyến cũng như một ngoại tuyến.
Không quan trọng bạn có bao nhiêu tài liệu tham khảo sáng giá hay lịch sử công việc của bạn ấn tượng đến đâu, sẽ không ai quan tâm trừ khi họ nhìn thấy được những gì bạn có thể làm. Và một website với portfolio thiết kế là cách dễ nhất và nhanh nhất để giới thiệu công việc của mình. Trong thời gian gần đây, trên thực tế, nó đang dần rất được ưa chuộng. Nhưng trong khi nhiều nhà thiết kế trang web có portfolio thiết kế riêng của họ, không phải tất cả trong số đó đều phù hợp với mục đích của họ. Ngay cả khi đặc thù công việc được đưa lên hàng đầu, các trang web riêng vẫn chỉ thu hút được lượng nhỏ người xem và tạo nếu có, hầu hết chỉ là tò mò.
Một portfolio thiết kế trực tuyến là một cửa hàng sáng tạo của bạn. Nó luôn hiển thị 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần, 365 ngày/năm để giới thiệu bạn là ai và những gì bạn có thể làm.
Nhưng nếu chỉ là chiếc máy bán hàng thầm lặng liệu đã đủ? Bạn đã biết cách cài đặt nó một cách chính xác? Bạn đã đang khoe ra được những cái NHẤT của mình? Nếu bạn nghĩ rằng portfolio thiết kế của bạn là kém thu hút, đừng chần chừ nữa. Bây giờ là thời gian để cải thiện nó …
09. Chọn platform cho portfolio của bạn
Làm thế nào để bạn có thể xác lập một portfolio thiết kế trực tuyến? Tin tốt là bạn có một số lựa chọn sau.
Nếu bạn có đầu óc kỹ thuật, hãy lập cho mình một tên miền cá nhân, đầu tư vào host và thiết lập một trang web WordPress. WordPress dễ sử dụng, cực kỳ linh hoạt và có tính hỗ trợ cộng đồng lớn. Trong thực tế, chúng tôi khuyên bạn nên thử một lần, ngay cả khi bạn không giỏi về “kỹ thuật”.
Nếu bạn thực sự không có thời gian, mặc dù, bạn luôn luôn có thể thuê người làm tất cả những điều trên. Thay vào đó, xem xét sử dụng một nền tảng web done-for-you. Ví dụ, bạn có thể thiết lập một blog lưu trữ tại WordPress.com trong một vài phút, hoặc tạo ra cái gì đó cao cấp hơn bằng cách sử dụng drag-and-drop loveliness của Squarespace.
Cuối cùng, bạn có thể sử dụng một nền tảng thiết kế portfolio chuyên dụng như Behance, Carbonmade, Portfoliobox hoặc Big Bag Black. Nói cách khác, không thiếu các lựa chọn dành cho bạn, do đó bạn không có gì phải do dự để xây dựng cho mình một portfolio thiết kế trực tuyến!
10. Hãy xem xét mục tiêu của bạn
Trước khi bạn vội vàng xây dựng web portfolio của bạn, hãy xem xét về lý do tại sao bạn phải làm điều này. Nhiều nhà thiết kế nghĩ rằng có một portfolio thiết kế trực tuyến là một kết thúc cho chính nó – nhưng nếu bạn không biết rõ những gì bạn đang cố gắng để đạt được với portfolio của bạn, bạn sẽ không biết liệu nó có thành công hay không?
“Hãy nghĩ về những mục tiêu của portfolio thiết kế của bạn,” Lời khuyên của nhà minh họa ở Seattle, Jared Nickerson. “Ban đầu tôi chỉ muốn góp ý xây dựng, vậy nên sẽ chỉ đăng một hình ảnh của công việc chính. Nhưng giờ đây tôi cố gắng để giới thiệu các khía cạnh khác nhau của một thiết kế hay sản phẩm, và đưa ra những cái nhìn sâu hơn vào quá trình này.”
11. Lựa chọn tác phẩm một cách cẩn thận
Có một khía cạnh khác nên xem xét khi bạn chọn các tác phẩm nghệ thuật để đưa lên portfolio – chúng tạo được hiệu ứng tốt như thế nào khi kết hợp cùng nhau. “Lựa chọn tác phẩm bạn đưa lên một cách cẩn thận,” nhà minh họa Malika Favre ở London cho biết thêm. “Folios trực tuyến cần nhịp điệu giống như những bản in: bạn cần phải kể một câu chuyện, và ra làm cho họ cảm thấy sự liên kết và bổ sung cho nhau trong các dự án của bạn. Điều đó có nghĩa là một dự án cũ đã được gỡ bỏ vẫn có thể phù hợp với những câu chuyện mới, chính là như vậy. “
12. Tiếp tục thêm những công việc mới
“Cho đến nay, điều quan trọng nhất đối với tôi là làm sao cho việc đưa tác phẩm mới lên portfolio trở nên dễ dàng nhất,” nhà minh họa Laura Barnard, người sử dụng nền tảng Squarespace cho biết. “Bạn có thể có các trang web cao cấp trên thế giới, nhưng nếu nó được cập nhật lần cuối cách đây năm năm thì rõ là có chút lười biếng rồi.”
Nhà thiết kế và vẽ tranh minh họa gốc Mexico, Christopher Mooij đồng ý rằng việc cập nhật thường xuyên là rất quan trọng – và không chỉ với những tác phẩm đã hoàn thành: “Hãy để mọi người biết những gì bạn đang làm, hoặc những gì bạn đã thực hiện trong vài tuần qua”, ông nói. “Rõ ràng là những bài viết không nên chỉ được lấp đầy bằng nhật ký cá nhân của bạn: hãy làm cho nó trở nên thông minh.”
13. Gắn nhãn các ví dụ trong portfolio của bạn
Sẽ là một ý tưởng tốt nếu bạn gắn nhãn rõ ràng công việc trong portfolio trực tuyến của bạn. Điều này sẽ cho phép khách hàng tham khảo các thiết kế cá nhân hoặc tác phẩm nghệ thuật khi họ nói chuyện với bạn.
14. Làm cho việc vận hành portfolio trở nên đơn giản
Portfolio trực tuyến của bạn cần phải được tìm ra một cách nhanh chóng và đơn giản. Muốn vậy, bạn cần phải:
– Tạo những thiết kế đơn giản, dễ sử dụng, thuận tiện và sang trọng.
– Sử dụng logo bắt mắt hoặc họa tiết để làm cho trang web của mình thật nổi bật
– Hãy thử thêm một dòng chữ ngắn gọn giải thích những gì bạn làm
– Hiển thị chi tiết liên lạc nổi bật để người xem có thể gửi email, Twitter hoặc kết nối trên Facebook với bạn
– Hãy nói rõ bạn muốn mọi người thuê bạn (đừng cho rằng họ có thể đọc được suy nghĩ của bạn. Đôi khi bạn không thể tốt bằng một nút “Hire me” đâu.”
15. Tích cực quảng bá portfolio của bạn
Sẽ không có nghĩa lý gì khi một trang web portfolio tuyệt vời mà lại không có ai ghé thăm. Hãy hoạt động trên Facebook, Twitter và Google+; triển khai phần portfolio trên Behance, Flickr, Dribbble và deviantART. Quay lại quá trình làm việc và đăng đoạn video trên YouTube. Các tác phẩm nghệ thuật được tổng hợp vào một trình chiếu và chia sẻ nó trên SlideShare. Đặt vào cùng một tài liệu PDF và tải nó lên Scribd. Những nơi này càng có nhiều người chia sẻ nội dung của bạn thì càng có nhiều người được kéo về phía bạn và portfolio của bạn.
Tìm hiểu thêm về Portfolio tại đây
TU QUYEN/DESIGNS.VN