Titian là ai? Khám phá cuộc đời và sự nghiệp của bậc thầy về màu sắc thời kỳ Phục hưng

titian-1
Titian, “Chân dung tự họa,” 1562. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Bên cạnh các tên tuổi lớn của hội họa Phục hưng Ý như Leonardo da Vinci, Michelangelo, Raphael có một gương mặt nổi bật không kém. Đó chính là Titian (1488-1576) – bậc thầy màu sắc. Sinh ra vào thời kỳ Cuối Phục hưng, Titian tạo nên dấu ấn riêng của mình giữa những gương mặt xuất chúng nhờ triết lý riêng trong hội họa. 

Đương thời, có hai trường học dẫn đầu về hội họa là: Florentine và Venetian. Hay còn được biết đến là  “disegno” và “colore,” (bản vẽ và màu sắc). Mặc dù cả hai đều là yếu tố quan trọng trong hội họa, ngôi trường Florentine lại chú trọng vào bản vẽ và coi đó là yếu tố quan trọng nhất để đạt được sự tự nhiên trong hội họa. Trái ngược với Florentine, Venetian cho rằng màu sắc là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất tới hội họa. 

titian-2
Titian, “Bacchus và Ariadne,” 1520-23. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Và bởi Titian được sinh ra tại Cộng hòa Venezia – một quốc gia xuất phát từ thành phố Venezia ở Đông Bắc Ý, tồn tại trong một thiên niên kỷ, ông được giáo dục theo phong cách Venetian. Tuy vậy, chính nhờ tài năng hội họa và khả năng sử dụng màu sắc xuất chúng, Titian đã nâng hội họa Venetian lên một tầm cao mới, xây dựng cho nó một vị thế vững chắc trong hội họa Ý và truyền cảm hứng cho hội họa Barốc về sau. 

Tuổi thơ

Titian, hay còn gọi là Tiziano Vecellio, được cho là sinh trong khoảng năm 1488-90 tại thị trấn Pieve di Cadore, Ý – 128.75 km về bắc thành phố Venice. Tương tự các họa sĩ cùng thời, Titian bắt đầu học hội họa từ sớm. Năm 10-12 tuổi, ông được chuyển từ quê nhà tới thành phố Venice – trung tâm của văn hóa. Ở đó, nhờ các mối quan hệ trong gia đình, chàng trai trẻ Titian tới học việc tại xưởng vẽ của họa sĩ Gentile Bellini (c. 1429-1507) và em trai của ông, Giovanni (c. 1430-1516).

Hai anh em nhà Bellini có công cách mạng hóa hội họa Venetian, và chính tại xưởng vẽ đó, Titian đã học được kỹ thuật phong cách suy đồi và sắc màu. 

titian-3
Ngôi nhà của Titian tại quê nhà Pieve di Cadore, Ý. (Ảnh: Margherita Cole)
Làm việc với danh họa Giorgione 

Khi còn đang làm việc cho Giovanni Bellini, Titian cũng gặp gỡ các đồng nghiệp cùng thời khác, bao gồm danh họa Giorgione (1477/78-1510). Khoảng năm 1509, Titian đi theo tiền bối Giorgione, trở thành trợ lý của ông. Cùng nhau, họ cho ra đời rất nhiều họa phẩm nổi tiếng. Tuy nhiên, giữa hai người không phải không có cạnh tranh. 

Giống như Titian, Giorgione thừa hưởng kỹ thuật điêu luyện sau một thời gian làm việc với anh em Bellini. Ông đặc biệt nổi tiếng với kỹ thuật vẽ nhiều lớp để đạt được hiệu ứng  sfumato (cách vẽ sắc thái mờ hòa vào nhau). Tuy vậy, Titian vẫn luôn được các nhà phê bình đánh giá là có phần nổi trội hơn. Thậm chí tới ngày nay, khi nhìn vào các bức họa do cặp đôi thực hiện, các nhà sử học vẫn không thể phân biệt được chi tiết nào là do ai phụ trách, bởi phong cách hay kỹ thuật của cả hai đều khá tương đồng. 

titian-4
Giorgione và/hoặc Titian, “Pastoral Concert,” 1510. (Ảnh: Wikimedia Commons)
Bậc thầy màu sắc

Sau khi Giorgione qua đời vào năm 1510 và Giovanni Bellini qua đời vào năm 1516, Titian trở thành người dẫn đầu của hội họa Venetian. Dần dà, Titian đã thoát ly khỏi sự ảnh hưởng về phong cách của những người đi trước và hoàn thiện dần phong cách riêng của mình. Cũng chính bởi vậy, sự nghiệp của Titian ngày càng đi lên, mang về cho ông những khách hàng quan trọng như tổng trấn, vua, công chúa, nữ công tước, giáo hoàng, giáo chủ hồng y, và nghệ sĩ.

Có thể nói, những gì Titian đạt đương không hề thua kém huyền thoại Phục hưng Michelangelo, ông thậm chí còn nhận được giải thưởng Freedom Of The City dành cho những gương mặt có đóng góp lớn cho cộng đồng khi tới thăm Roma vào năm 1546. 

titian-5
Titian, “Thần Vệ nữ của Urbino,” 1538. (Ảnh: Wikimedia Commons)
Những năm cuối đời

Tới ngưỡng 60 tuổi, khi đã có một chỗ đứng vững chắc trong giới hội họa, Titian vẫn miệt mài nghiên cứu, học hỏi và không ngừng phát triển phong cách của mình. Trên thực tế, theo nhiều nguồn thông tin lịch sử, Titian trở nên cầu toàn hơn khi đã nhiều tuổi. Minh chứng là có những bức họa ông phải mất tới 10 năm để hoàn thành. 

titian-7
Titian, “Venus of Urbino,” 1538. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Một điểm sáng ở giai đoạn cuối sự nghiệp của Titian nằm ở những tác phẩm về tự nhiên – một chủ đề kinh điển của hội họa Phục hưng trong một thời gian dài. Ở giai đoạn này, nét vẽ của Titian trở nên phóng khoáng hơn, màu sắc và kết cấu sử dụng trong tranh cũng có phần thả lỏng hơn. Các tác phẩm ở giai đoạn này của danh họa có ảnh hưởng lớn tới trào lưu nghệ thuật Barốc theo sau. 

titian-8
Titian, “Diana and Actaeon,” 1556-69. (Ảnh: Wikimedia Commons)
Di sản

Titian đã sống một cuộc đời rực rỡ, đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp. Ông hưởng thọ 88 tuổi, để lại tác phẩm Pietà dang dở. 

Hội họa của Titian ở giai đoạn cuối đời có tác động lớn tới lịch sử hội họa phương Tây. Lối vẽ, cách sử dụng màu sắc phóng khoáng, mới lạ của người họa sĩ đã truyền cảm hứng cho những cây cọ đương đại như Tintoretto và El Greco, hay là những danh họa thành công như  Rubens và Delacroix.

titian-9
Titian, “Pietà,” 1576. (Ảnh: Wikimedia Commons)

MAI ANH/DESIGNS.VN

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *